Ngập nước nghiêm trọng mùa mưa, Hóc Môn (Tp.HCM) đề xuất 2 dự án cấp bách hơn 5.000 tỉ đồng

photo1616983539910 16169835401222032709225

Cụ thể, theo báo cáo của UBND huyện, rạch Hóc Môn có chiều dài khoảng 5 km, từ đường Tô Ký đến rạch Tra thuộc xã Đông Thạnh. Theo quy hoạch thì con rạch này rộng 14-30 m, hai bên là đường giao thông, cây xanh cách ly rộng 6-15 m.

Phó Chủ tịch huyện Hóc Môn, cho biết tuyến rạch này có vai trò là cửa thoát nước chính của khu vực trung tâm huyện. Đây cũng là nơi các rạch Lý Thường Kiệt, Bà Triệu, Trưng Nữ Vương đổ vào, bao gồm toàn bộ lưu vực thị trấn Hóc Môn và bảy xã Tân Xuân, Tân Hiệp, Thới Tam Thôn, Trung Chính, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Nhì. Diện tích thoát nước khoảng 14.000 ha, chiếm gần 13% diện tích tự nhiên của huyện.

Hiện nay có gần 400 hộ dân có nhà, đất nằm trong hành lang bảo vệ rạch, thường xuyên xả rác, chất thải xuống rạch. Huyện Hóc Môn nhận định đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến dòng chảy của rạch bị thu hẹp, ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị. Theo báo cáo của huyện, hiện nay tuyến rạch này chỉ đáp ứng 50% nhu cầu tiêu thoát nước của lưu vực.

Huyện đã đưa dự án này vào danh mục dự án trọng điểm, cấp bách trên địa bàn huyện. Dự kiến tổng mức đầu tư gần 1.400 tỉ đồng.

Ngập nước nghiêm trọng mùa mưa, Hóc Môn (Tp.HCM) đề xuất 2 dự án cấp bách hơn 5.000 tỉ đồng - Ảnh 1.

Theo UBND huyện Hóc Môn, việc đầu tư hoàn chỉnh rạch Hóc Môn theo quy hoạch là rất cần thiết và cấp bách để giải quyết triệt để tình trạng ngập nước khu vực trung tâm huyện. Đồng thời giải tỏa, di dời, sắp xếp nhà đất nằm trong hành lang bảo vệ rạch, góp phần chỉnh trang đô thị. Ngoài ra, việc đầu tư cải tạo rạch sẽ hình thành hai tuyến đường mới dọc theo rạch, tăng cường khả năng kết nối giao thông, đảm bảo người dân đi lại thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, huyện đề xuất xây tuyến song hành thay vì nâng cấp đường Phan Văn Hớn. Đường Phan Văn Hớn là một trong những tuyến đường trọng điểm đi qua xã Xuân Thới Thượng và xã Bà Điểm. Tháng 8/2015, HĐND TP đã ban hành nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư công với việc nâng cấp, mở rộng tuyến đường này rộng 40 m, dài gần 8,5 km. Đồng thời giao cho Khu quản lý giao thông đô thị số 3 thuộc Sở GTVT (nay là Trung tâm Quản lý giao thông đường bộ) làm chủ đầu tư, thực hiện trong giai đoạn 2016-2021. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn nên đến nay tuyến đường vẫn chưa được thực hiện.

Theo đánh giá của huyện Hóc Môn, việc sửa chữa đã góp phần cải thiện tình trạng ngập nước. “Tuy nhiên, qua kiểm tra và đánh giá tình hình thực tế, huyện nhận thấy việc sửa chữa đường Phan Văn Hớn về cơ bản chỉ đáp ứng trước mắt tình trạng ngập nước. Về giao thông vẫn chưa giải quyết được tình trạng ùn ứ thường xuyên xảy ra

Vì vậy, huyện đề xuất làm tuyến song hành đường Phan Văn Hớn thay vì cải tạo, nâng cấp. Tuyến song hành chủ yếu đi qua khu vực đất nông nghiệp nên việc giải phóng mặt bằng có nhiều ưu điểm và thuận lợi. Đó là sẽ giảm được chi phí bồi thường, tái định cư. Kinh phí đầu tư vì thế cũng sẽ giảm đáng kể so với việc nâng cấp, mở rộng. Đồng thời khu vực phía nam huyện Hóc Môn cũng sẽ hình thành tuyến đường mới, chia sẻ lưu lượng giao thông, giảm tình trạng quá tải cho tuyến Phan Văn Hớn hiện hữu.

Tuyến song hành Phan Văn Hớn được huyện Hóc Môn đề xuất xây dựng đi qua xã Bà Điểm và xã Xuân Thới Thượng theo quy hoạch lộ giới 30 m. Tuyến đường sẽ nối quốc lộ 1A – xã Bà Điểm, cắt ngang đường Dương Công Khi, kết nối với Khu công nghiệp Delta, xã Xuân Thới Thượng (giáp Long An) và đường vành đai 3. Tổng chiều dài là 8.493 m, kinh phí dự kiến khoảng 3.720 tỉ đồng.

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *