Trong khẩu phần ăn của người Việt, thịt lợn là món ăn thông dụng nhất. Loại thịt này rất dễ ăn, dễ chế biến và phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, thịt lợn có đủ các thành phần dinh dưỡng, nó là nguồn cung cấp chất đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng cho cơ thể.
Dù thịt lợn rất quen thuộc và tốt cho sức khỏe, xong chưa phải ai cũng biết tiêu thụ khoa học. Nhiều gia đình Việt có thói quen ăn thịt lợn tái, rã đông thịt chưa đúng cách… khiến thịt lợn mất đi vị ngon và dinh dưỡng, đồng thời khiến chúng bị nhiễm khuẩn, đe dọa sức khỏe cả gia đình.
Mục Lục
1. Người mắc bệnh thừa cân, béo phì
Những nhóm người mắc bệnh béo phì vẫn có thể ăn thịt lợn, nhưng tốt nhất chỉ nên tiêu thụ thịt nạc vì loại thịt này giàu protein, tránh ăn thịt mỡ kẻo gây tăng cân, tăng cholesterol máu, tăng xơ vữa mạch, tắc mạch máu…
2. Người bị suy giảm chức năng thận
Theo trang Bác sĩ Gia đình (Trung Quốc), thịt lợn là thực phẩm giàu đạm và chất béo vì thế người bị bệnh thận, hay người có chức năng thận không tốt không nên ăn quá nhiều thịt kẻo làm tăng gánh nặng cho thận, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tình dục. Nếu mắc bệnh thận, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về số lượng thịt nên tiêu thụ mỗi ngày, đồng thời có thể uống sữa và ăn các loại đậu để bù đắp protein.
3. Người bị bệnh tim mạch
Nếu hệ thống tim mạch bị xơ cứng hoặc tắc nghẽn thì việc tiêu hao mỡ sẽ khó khăn hơn, lúc này cholesterol trong cơ thể sẽ tăng cao, gây ra các biến chứng tim mạch và mạch máu não, đo đó cần phải kiểm soát hàm lượng chất béo và cholesterol trong cơ thể.
Nếu đang mắc bệnh tim, bạn vẫn có thể ăn thịt nạc xong cần hạn chế các món sườn, thịt mỡ, thịt kho. Thay vào đó bạn có thể ăn cá hoặc các sản phẩm từ đậu nành – đây đều là các thực phẩm vàng giúp bổ sung protein hiệu quả.
4. Người mắc bệnh gút
Từng trả lời về nhóm người hạn chế ăn thịt lợn trên truyền thông, Ths.BS Nguyễn Văn Tiến (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho hay chế độ ăn của người bệnh gút rất quan trọng trong điều trị cơn gút cấp tính, mạn tính và có tác dụng làm giảm các cơn cấp của gút mạn tính. Với thịt, người bệnh vẫn có thể ăn nhưng cần hạn chế. Thịt lợn chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần, không nên ăn thường xuyên, mỗi lần ăn không quá 100g/ngày.
5. Người bị máu nhiễm mỡ cao
Máu nhiễm mỡ là chứng bệnh vô cùng nguy hiểm, khó điều trị. Để kiểm soát bệnh tốt, bệnh nhân nên chủ động giảm tải các thực phẩm nhiều chất béo, cholesterol xấu như thịt, xúc xích, thịt xông khói… Nhóm người mắc bệnh này chỉ nên tiêu thụ khoảng 140g thịt mỗi ngày.
6. Người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh nhân đái tháo đường cũng nên tiêu thụ lượng thịt ít hơn so với người khỏe mạnh. Có thể ăn cá, thịt gà thay thế… Tuyệt đối tránh thịt mỡ, thịt nướng, thịt chiên vì chúng chứa rất nhiều chất béo, có thể làm gia tăng lượng đường trong máu. Phương pháp chế biến thịt tốt nhất với bệnh nhân tiểu đường đó là luộc, hấp.
Chọn thịt lợn như thế nào để đảm bảo an toàn dinh dưỡng?
Theo Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến, để đảm bảo an toàn về dinh dưỡng, thịt khi đi mua cần đảm bảo tươi, sạch. Có thể lựa chọn theo những tiêu chí sau:
– Màng ngoài thịt khô, không bị ướt.
– Có mùi thơm của thịt, không có mùi lạ, mùi ôi thiu, mùi thuốc kháng sinh.
– Màu sắc bình thường: Thịt màu hồng tươi, thịt bò màu đỏ đậm vừa phải (không quá sớm), thịt trâu màu tím.
– Khối thịt săn chắc, có độ dính, mềm và đàn hồi cao, ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra.
– Cắt thịt không thấy có nước, thịt không hao, chỗ vết cắt có màu sáng, khô.
– Mỡ lợn màu trắng, dày bị không có những chấm xuất huyết màu đỏ tím, không bị những mảng bầm tím, tụ máu.
– Tủy xương có màu trong, bám chặt vào thành ống xương, đàn hồi và không có mùi ôi.
– Kiểm tra phần thịt nạc và lưỡi không được có ấu trùng sán màu trắng nhỏ bằng hạt gạo.
Cần lưu ý rằng một chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng – “nhiều thịt ít rau” sẽ đem đến cho cơ thể vô vàn tác hại đến sức khỏe. Tốt nhất mỗi người chỉ nên ăn tối đa thịt 3 lần/tuần. Thay vào đó nên lựa chọn thay thế bằng thịt gà, cá, rau xanh, các loại củ, các loại hạt…