Làm gì để AI tại Việt Nam có thể ‘đứng trên vai người khổng lồ’?

photo1616578429659 16165784297881701620047

Trước khi trở về Việt Nam, trở thành CEO và Founder của VinBrain – công ty TNHH tư vấn giải pháp tự động hóa quản trị thuộc tập đoàn VinGroup, ông Trương Quốc Hùng từng nắm giữ các vị trí cấp cao tại Microsoft (Hoa Kỳ). Ông cũng là người đầu tiên đưa ra phương thức Smart Reply (đề xuất trả lời) được áp dụng với khoảng 350 triệu người dùng hiện nay.

Phát biểu tại sự kiện ra mắt Mạng lưới nhân tài công nghệ Việt Nam (Vietnam Tech Talent Network) của Endeavor Việt Nam diễn ra ngày 24/3, ông Hùng đã chia sẻ những kinh nghiệm khác nhau khi làm việc ở Mỹ, Canada và Trung Quốc.

Sau khi chuyển từ Mỹ sang Trung Quốc, ông Hùng đã thành lập một nhóm đội ngũ mới với mục đích xây dựng một trung tâm công nghệ. Ông chia sẻ: “Khi chuyển sang xây dựng một đội ngũ mới tại đây, tôi phải hoàn toàn thay đổi quan điểm lãnh đạo: từ một người lãnh đạo trong một tổ chức lớn chuyển thành một startup”.

Khi ấy, điều quan trọng là người lãnh đạo phải biết lắng nghe để thu hút được nhiều người tài. “Một người lãnh đạo giỏi là người có thể tuyển những người giỏi hơn mình để trao đổi và học hỏi. Tôi phải giả định rằng mình sai ngay từ đầu, rồi dần dần mình sẽ ít sai hơn”.

Có một điểm khác biệt lớn đó là đội ngũ bên Microsoft rất thích tranh luận, trao đổi, trong khi đội ngũ tại Trung Quốc thì ngược lại, họ tập trung vào tạo ra sản phẩm. “Đó cũng là lý do mà Mỹ sáng tạo ra AI, nhưng Trung Quốc lại sản xuất nhiều sản phẩm về AI hơn”.

Khi về Việt Nam, đội ngũ mà ông Trương Quốc Hùng xây dựng nên đều nhờ vào kinh nghiệm từ việc xây dựng đội ngũ bên Trung Quốc. “Song, chỉ một điều đặc biệt – đây là dân tộc của mình. Vì vậy, tôi luôn có tinh thần sẵn sàng hướng dẫn và đào tạo, hiểu được đội ngũ của mình thì mới phát hiện được nhân tài hay khả năng của mỗi người, từ đó đặt họ đúng vị trí”, ông Hùng nói.

Một sản phẩm điển hình có thể kể đến là Dr Aid của VinBrain. Bất chấp những thách thức ban đầu như dữ liệu, cơ sở hạ tầng… Dr Aid sau một năm phát triển đã có thể chẩn đoán được 18 thứ bệnh, có thể đưa kết quả trong 15 giây, và hiện được sử dụng bởi trên 350 bác sĩ.

Cuối cùng, ông Trương Quốc Hùng kết luận, AI hay công nghệ lõi của Việt Nam nếu so với các nước đang phát triển thì cũng tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng vẫn chưa đạt chuẩn để có thể xây dựng công nghệ lõi hay các công nghệ cao như AI, IoT. “Vì vậy, nếu kết hợp với các viện nghiên cứu có bề dày lịch sử như Stanford hay Toronto thì chúng ta có thể đứng trên vai người khổng lồ”.

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *