Chối bỏ người thân, sử dụng chất cấm để sáng tạo rồi giác ngộ và thay đổi bởi Thiền tông

photo1615893158185 1615893158304706537129

Dù có hay không sử dụng các sản phẩm của Apple thì đa phần chúng ta đều biết đến Steve Jobs. Thiên tài công nghệ quá cố sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955. Ông đồng sáng lập Apple vào năm 1976, bị buộc phải rời khỏi công ty vào năm 1985 và trở lại với tư cách là Giám đốc điều hành vào năm 1996.

Trong nhiều năm liền, Steve Jobs luôn là một gương mặt đại diện cho Apple cho đến khi qua đời vì ung thư tuyến tụy vào năm 2011.

Gần 10 năm trôi qua, cuộc sống của người đàn ông đứng sau cỗ máy phức tạp vẫn chứa nhiều khía cạnh hấp dẫn và thú vị, khiến người ta tò mò.

1. STEVE JOBS TỪNG TỪ CHỐI NHẬN BỐ RUỘT VÀ CON GÁI RUỘT

Steve Jobs có thể là một nhân vật nổi danh nhưng ông luôn cẩn thận giấu kín cuộc sống riêng tư của mình. Cha ruột của ông là Abdulfattah Jandali, một người Syria nhập cư trong khi Jobs được nhận làm con nuôi bởi Paul và Clara. 

Ông đã nhiều lần từ chối nỗ lực liên lạc của cha ruột, cũng như phủ nhận quan hệ cha con với con gái riêng Lisa trong nhiều năm.

2. STEVE JOBS TỪNG BỊ BẮT NẠT

Khi còn học lớp 6 tại trường Critten Middle School, do cách thể hiện khác biệt ngay từ nhỏ, Steve Jobs từng bị bạn bè bắt nạt. Ông đã yêu cầu bố mẹ phải chuyển trường cho mình, nếu không sẽ bỏ học. Do đó, gia đình Jobs đã chuyển tới Los Altos ở California. Nơi đây trở thành địa điểm khai sinh Apple và cũng là nơi ông gặp kỹ sư đồng nghiệp Bill Fernandez, người giới thiệu ông với đồng sáng lập Apple Steve Wozniak.

10 sự thật ít ai dám tin về huyền thoại Steve Jobs: Chối bỏ người thân, sử dụng chất cấm để sáng tạo rồi giác ngộ và thay đổi bởi Thiền tông - Ảnh 1.

Steve Jobs tại West Coast Computer Faire ở San Francisco, nơi chiếc máy tính Apple II được ra mắt vào năm 1977.

3. STEVE JOBS BẮT ĐẦU MẶC CHIẾC ÁO CỔ LỌ MÀU ĐEN ĐẶC TRƯNG VÌ NHÂN VIÊN KHÔNG MUỐN MẶC ĐỒNG PHỤC CỦA CÔNG TY

Khác với những thiết kế bóng mượt của sản phẩm Apple, tủ quần áo của Jobs lại nổi tiếng vì sự đơn giản, luôn kết hợp áo cổ lọ màu đen kết hợp với quần jean và giày thể thao. Chiếc áo đen nổi tiếng này là của nhà thiết kế sáng tạo người Nhật Issey Miyake.

Vào những năm 80, trong một lần đến thăm trụ sở chính tại Tokyo của Sony, Jobs đã nảy ra ý tưởng về việc thiết kế đồng phục công ty. Ông đã giao cho Miyake dự định này nhưng các nhân viên Apple lại không mấy đồng tình với ý tưởng đó.

Sau đó, Jobs đã thỏa hiệp bằng cách một mình sử dụng áo cổ lọ đặc trưng của Miyake. Ông sở hữu khoảng 100 chiếc tương tự nhau và biến nó trở thành đồng phục đặc trưng riêng.

4. STEVE JOBS KHÔNG QUÁ HIỂU BIẾT VỀ CÔNG NGHỆ NHƯ BẠN NGHĨ

Trong khi góp phần lớn vào sự thay đổi vượt bậc của thế giới công nghệ, Jobs lại được công nhận như một chuyên gia kinh doanh hơn là kỹ sư công nghệ.

Steve Wozniak, người đồng sáng lập Apple với Jobs và từ chức vào năm 1985, từng nói: “Ông ấy không quá am hiểu về công nghệ, chưa bao giờ thiết kế bất cứ thứ gì với tư cách là một kỹ sư phần cứng, cũng như không quá tinh thông về phần mềm. Tầm quan trọng của ông ấy được thể hiện xuất sắc nhất ở khía cạnh kinh doanh.”

5. CHIẾC MÁY TÍNH ĐẦU TIÊN CỦA STEVE JOBS ĐÃ ĐƯỢC BÁN ĐẤU GIÁ KHOẢNG 500.000 USD

Thật khó tin khi một chiếc máy tính từ năm 1976 vẫn hoạt động cho đến ngày nay, nhưng mẫu máy tính để bàn đầu tiên của Apple, chiếc Apple-1 hiếm hoi (ban đầu được niêm yết với giá là 666,66 USD) gần đây đã được bán đấu giá tại Christie’s trong tình trạng hoạt động bình thường. Chiếc máy móc cồng kềnh của thập niên 70 đã được bán cho một người mua giấu tên với giá khoảng 470.000 USD.

6. STEVE JOBS TỪNG HẸN HÒ VỚI MỘT BIỂU TƯỢNG ÂM NHẠC THẬP NIÊN 60

Một thập kỷ trước khi gặp vợ mình, Laurene Powell, Jobs đã hẹn hò với ca sĩ dân ca Joan Baez vào năm 1982. Jobs mô tả mối quan hệ của họ là “mối quan hệ nghiêm túc tiến triển từ tình bạn”. Bà chính là người đã giới thiệu Bob Dylan, huyền thoại mà Steve Jobs vô cùng thần tượng, khi đó còn khá vô danh, tới trình diễn tại Liên hoan Dân gian Newport.

Cách đây 2 năm, bà đã hát tại lễ tưởng niệm Jobs và tự hào nói rằng 2 người vẫn là bạn bè thân thiết, dù chuyện tình cảm của họ đã chấm dứt từ lâu.

7. STEVE JOBS TỪNG DÙNG THUỐC CẤM

Thuở trẻ, Jobs và bạn của ông là Daniel Kottke cùng thường xuyên sử dụng LSD và cần sa trong thời gian học đại học vào những năm 70.

Được biết, LSD đã được liệt vào danh sách chất ma túy ở nhóm gây kích thích thần kinh. Chúng cũng đã được Cơ quan bài trừ ma túy của Mỹ (DEA) và nhiều nước xếp vào danh sách nhóm 1, cấm mua bán, vận chuyển và tàng trữ dưới mọi hình thức.

Ông từng tuyên bố rằng đó là một trải nghiệm sâu sắc và là một trong những thứ quan trọng nhất trong cuộc đời: “Tác dụng của chúng giúp tôi thư giãn và sáng tạo hơn”.

8. GIÁC NGỘ VÀ THAY ĐỔI BẰNG THIỀN TÔNG

Sau này, khi bỏ học đại học, Steve Jobs bị ảnh hưởng rất nhiều bởi “Be Here Now” (Sống trong Hiện tại), một cuốn sách năm 1971 về thiền của giáo viên tâm linh Ram Dass.

Ông đã khám phá và học tập Thiền tông tại Ấn Độ trong vài tháng liên tục. Ông từng nói: “Tâm trí tôi luôn bồn chồn khó yên, không thể kìm hãm được. Chỉ khi áp dụng các phương pháp thiền và tịnh tâm, tôi mới trở nên bình lặng hơn để có thể nhận thức rõ ràng mọi chuyện.”

10 sự thật ít ai dám tin về huyền thoại Steve Jobs: Chối bỏ người thân, sử dụng chất cấm để sáng tạo rồi giác ngộ và thay đổi bởi Thiền tông - Ảnh 2.

Một khoảnh khắc thiền của Steve Jobs những năm tuổi trẻ.

Bằng cách đó, thay vì phụ thuộc vào các chất kích thích, Steve Jobs đã thúc đẩy suy nghĩ của mình theo nhiều hướng khác nhau, đạt được khả năng sáng tạo bằng một cách hoàn toàn khác. Thậm chí, các nguyên tắc chánh niệm của Phật giáo còn được cho là đã truyền cảm hứng cho các thiết kế sản phẩm đơn giản nhưng hiệu quả của Apple.

Luyện thiền cũng giúp ông phát triển sự đồng cảm. Nhờ có vậy, các sản phẩm của Apple không chỉ đơn giản là đem đến cho khách hàng những gì họ nói họ muốn mà còn cung cấp cả những gì họ cần mà thậm chí họ không biết.

9. STEVE JOBS TỪNG MUỐN ĐI TU

Sau hành trình đến Ấn Độ để theo đuổi Thiền tông, Steve Jobs đã trở thành một Phật tử. Ông và bạn mình thậm chí đã cạo đầu với mong muốn sẽ làm một thầy tu. Ông cũng từng muốn sang Nhật để tìm hiểu thêm về Phật giáo của quốc gia này.

10. THÀNH BỞI MỘT NGƯỜI, BẠI CŨNG BỞI MỘT NGƯỜI

Năm 2003, Steve là người đã giúp John Sculley trở thành CEO của Apple. Tới năm 2005, lại chính John Sculley là người sa thải Jobs.

Nói về sự kiện này, ông đã chia sẻ: “Ánh sáng của khởi đầu mới là thứ giúp tôi tự do bước vào thời kỳ sáng tạo nhất của cuộc đời mình, thoát khỏi gánh nặng phải thành công trước đó.”

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *