Cách dạy con cháu đắt giá giúp dòng họ của tỷ phú dầu mỏ giàu sang suốt nhiều thập kỷ, đi ngược quy luật “không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời”

photo1618311775237 1618311775459665458758

Tại Hoa Kỳ, gia tộc Rockefeller và tập đoàn tài chính thuộc Top 10 quốc gia của họ luôn giữ một vị thế lớn. Phạm vi ảnh hưởng không chỉ lũng đoạn trong ngành dầu mỏ, kiểm soát các tổ chức tài chính mà còn mở rộng ra tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

Người đã mở ra cánh cửa tài phú đầu tiên, xây dựng toàn bộ nền móng vững chắc cho sự giàu sang của gia tộc chính là John D. Rockefeller, người đàn ông đã trở thành tỷ phú đầu tiên trên thế giới, là ông trùm của ngành dầu mỏ.

Xuất thân trong nghèo khó, tính cách nghiêm túc, luôn sống vô cùng kỷ luật, không hút thuốc, không rượu chè, không cờ bạc, không sa hoa, đây chính là những từ mà người ta hay dùng để miêu tả con người của John D. Rockefeller.

Vị tỷ phú dầu mỏ bắt đầu đế chế của mình với Standard Oil, độc chiếm hơn 90% năng lực lọc dầu của nước Mỹ, cùng với 25% khả năng khai thác dầu thô. Sau này, khi Standard Oil bị tách thành hơn 30 công ty, gia tộc Rockefeller không vì thế mà suy tàn. Sau nhiều thế hệ phát triển, họ đã dựng nên được một đế chế kinh doanh khổng lồ bao gồm cả công nghiệp dầu mỏ.

Theo Forbes năm 2003, nếu John còn sống, tài sản của ông ấy sẽ có giá trị tương đương 200 tỷ đô la Mỹ. Vào thời điểm đó, người đàn ông giàu nhất thế giới Bill Gates chỉ có khoảng 40,7 tỷ đô la Mỹ, chỉ bằng 1/5 so với tỷ phú dầu mỏ.

Cách dạy con “đắt giá” giúp dòng họ tỷ phú dầu mỏ giàu sang 3 đời, đi ngược quy luật “Không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời” - Ảnh 1.

Thế nhưng, điều khiến thế giới phải ngưỡng mộ hơn cả đó chính là quy cách dạy con đắt giá của gia tộc vị tỷ phú này. Hiện tại, dòng họ Rockefeller đã truyền lại đến thế hệ thứ 6 với tổng cộng hơn 200 thành viên. Họ vẫn duy trì được sự nổi bật trong một số lĩnh vực trong xã hội.

Nhưng đáng kể đến nhất là 3 thế hệ liên tiếp sau của John Rockefeller. Họ là ví dụ hoàn toàn ngược lại của câu nói “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Nguyên nhân có lẽ nằm ở cách giáo dục gia đình đặc biệt.

Thứ nhất, lấy năng lực tự thân để sinh hoạt và sống sót

Ngay từ “thế hệ đầu tiên”, John thường truyền cho con cháu những giá trị của sự siêng năng và tiết kiệm, để tránh cho lũ trẻ biết rằng chúng thuộc đang sở hữu một gia tài khổng lồ, ông không cho phép các con đặt chân tới đế chế dầu mỏ của mình trước khi họ trưởng thành.

Tài sản nhiều đến mấy cũng không thể chịu được sự phung phí. Gia tộc Rockefeller hiểu rõ điều này nên luôn duy trì quy cách truyền thống của tổ tiên trong việc giáo dục thế hệ sau. Các thiếu niên trẻ tuổi của dòng họ đều không được tiếp xúc với nguồn tư bản dồi dào của gia tộc mà phải tự lực cánh sinh, kiếm tiền bằng chính khả năng của bản thân.

Sau khi tới tuổi 21, họ mới được tới Hudson Valley làm lễ Trưởng thành, chính thức trở thành một thành viên Rockefeller.

Thứ hai, tham gia vào mọi thành phần của xã hội, xây dựng mạng lưới quan hệ rộng lớn

Nhiều thành viên trong gia tộc đều đang phát triển trong các lĩnh vực riêng mà họ đam mê, thay vì chỉ cống hiến cả đời cho hệ thống của gia tộc. Nhờ vậy, mạng lưới quan hệ của dòng họ Rockefeller không ngừng được mở rộng, trở nên phức tạp và rộng lớn hơn.

Điển hình như David Rockefeller trở thành doanh nhân nổi tiếng, Nelson Rockefeller thì tham gia vào chính trị,  từng là thống đốc thứ tư của New York, sau đó trở thành Phó Tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Gerald Ford (1974 – 1977).

Ngoài ra, thế lực gia đình Rockefeller còn trải rộng khắp các lĩnh vực như kinh doanh môi trường, khoa học xã hội, nghiên cứu khoa học công nghệ cao, nhân văn và nghệ thuật…

Cách dạy con “đắt giá” giúp dòng họ tỷ phú dầu mỏ giàu sang 3 đời, đi ngược quy luật “Không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời” - Ảnh 2.

Thứ ba, nhớ lấy đạo lý “Cây to đón gió”, phải khiêm tốn và không khoe khoang

David Rockefeller từng có mặt trong Danh sách phú hào của Forbes với giá trị tài sản 3,2 tỷ USD, chỉ đứng thứ 603, nhưng người ta cho rằng, tài sản ròng thực sự của ông còn hơn thế rất nhiều. Ngoài ra, không có thành viên Rockefeller nào khác xuất hiện trong Forbes.

Điều này không có nghĩa là họ không đủ giàu có, mà do họ dồn phần lớn tài sản của gia đình vào nhiều nền tảng khác nhau. Làm như vậy, chẳng những không ảnh hưởng đến quyền lực kiểm soát tài sản, mà còn thành công biến của cải trở nên vô hình.

Cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Richard Holbrooke từng nhận xét: “Trong lịch sử nước Mỹ, không có gia tộc nào khiêm nhường và có trách nhiệm như Rockefeller.”

Thứ tư, luôn làm từ thiện, trả lại của cải cho xã hội xây dựng hình tượng gia tộc

Sự khác biệt giữa các quý tộc và kẻ giàu xổi nằm ở chỗ có biết cách khéo léo trả lại của cải cho xã hội hay không.

Một gia đình giàu có phải không ngừng duy trì ý thức trách nhiệm cao với xã hội, có thể coi đó là việc làm tốt để tích đức, thì mới có thể được xã hội tán đồng trong nhận thức.

Từ thế hệ đầu tiên là ông John cho đến các thế hệ kế tục sau này, gia đình Rockefeller có truyền thống làm từ thiện. Họ cũng nói rằng mình không quá coi trọng tiền bạc, dù giàu có đến đâu mà không có bạn bè, người thân thì cuộc sống sẽ trống rỗng và cô đơn.

David Rockefeller cũng được biết đến là “nhà từ thiện quan trọng nhất của New York”, ông đã quyên góp 100 triệu đô la Mỹ cho Đại học Harvard và hứa sẽ tặng hơn một nửa tài sản của mình cho tổ chức từ thiện.

Thứ năm, không được tranh giành tài sản, tránh xích mích nội bộ, gây ảnh hưởng chung

Tiền có thể tạo ra hoặc phá hủy một gia đình, vì vậy gia tộc Rockefellers đã chọn một quỹ tín thác gia đình để ngăn những người thừa kế tranh giành tài sản và thiệt hại nội bộ.

Người thụ hưởng ủy thác chỉ có thể nhận cổ tức trước 30 tuổi và không thể sử dụng tiền gốc. Nếu người thụ hưởng qua đời, tiền gốc sẽ tự động được chuyển cho con cái của người thụ hưởng. Bằng cách này, tài sản của gia đình sẽ không bị phân chia và giảm sút do sự chia cách và cạnh tranh.

Đó chính là những điểm đặc biệt trong quy cách dạy con “đắt giá” của gia tộc Rockefellers, được truyền lại từ đời của tỷ phú dầu mỏ John D. Rockefeller, sau đó không ngừng được các con cháu kế tục và phát huy nhuần nhuyễn.

*Tổng hợp

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *