Cần được quan tâm và điều trị tổn thương kịp thời

photo1617339933094 1617339933200154290606

Triệu chứng

Những ký ức tái trải nghiệm ở mỗi người là khác nhau và dựa trên tiền sử chấn thương của họ, nhưng cách trải nghiệm lại chấn thương này thường giống nhau giữa những người mắc rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý.

Các triệu chứng của tái trải nghiệm bao gồm:

• Thường xuyên có những suy nghĩ hoặc ký ức khó chịu về một sự kiện đau buồn

• Gặp ác mộng tái diễn

• Phản ứng về mặt thể chất với những lời nhắc về sự kiện đau thương (ví dụ: nhịp tim tăng vọt hoặc đổ mồ hôi)

• Cảm thấy rất đau khổ khi nhắc về chuyện buồn

• Có cảm giác rằng sự kiện đau buồn đang xảy ra lặp lại, đôi khi được gọi là “hồi tưởng lại” (flashback)

Tái trải nghiệm flashback

Flashback có thể đặc biệt đáng sợ đối với những người mắc PTSD. Không giống như những ký ức bình thường, flashback được cho là xuất hiện bất ngờ và thay thế những ký ức hiện tại.

Nếu bạn đã từng trải qua flashback thì bạn sẽ hiểu rõ những cảm xúc và những phản ứng vật lý: hình ảnh, âm thanh, mùi vị cũng như phản ứng của cơ thể đều giống nhau. Khi đó bạn có thể mất nhận thức về môi trường hiện tại và đối mặt với sang chấn một lần nữa.

Những người trải qua flashback thường không thể nhận ra họ đang trải qua quá trình ấy.

Các triệu chứng của tái trải nghiệm trong rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý: Cần được quan tâm và điều trị tổn thương kịp thời  - Ảnh 1.

Các loại tái trải nghiệm khác

Có nhiều kiểu tái trải nghiệm khác nhau. Ví dụ: bạn có thể đã có những suy nghĩ ở hiện tại khi nhớ lại một sự kiện đau buồn, chẳng hạn như “Tại sao nó lại xảy ra với mình?” hoặc “Làm thế nào để mình có thể ngăn nó xảy ra?” Bạn thậm chí có thể nghĩ về những cách mà tổn thương trong quá khứ đã gây hại cho cuộc sống của bạn.

• Những người mắc PTSD thường có những suy nghĩ như thế. Trên thực tế, ở một số người có thể xảy ra thường xuyên hơn là những lần hồi tưởng hoặc tái trải nghiệm khác.

• Tái trải nghiệm lại cũng bao gồm việc nhớ lại một cách có ý thức những trải nghiệm đau thương theo cách an toàn với nhà trị liệu.

Các tác động phổ biến

Một lý do khác khiến tái trải nghiệm lại có thể đáng sợ như vậy là do hầu hết những người bị PTSD không biết khi nào họ sẽ gặp phải tác nhân kích hoạt hoặc nó sẽ xảy ra như thế nào.

Mạng xã hội

Những tin tức nói về các sự kiện đau buồn có thể kích hoạt các triệu chứng tái trải nghiệm, đặc biệt khi những câu chuyện đó có những điểm tương đồng với chuyện buồn của người mắc rối loạn sau sang chấn tâm lý. Tuy nhiên, điều này có thể xảy ra ngay cả với những sự kiện được đưa lên trước đó và có rất ít mối liên hệ với những tổn thương của chính người ấy.

Tiếp xúc (ngay cả trên TV) với bất kỳ sự kiện đau thương nào đều có thể kích thích việc xuất hiện các triệu chứng của tái trải nghiệm.

Sự thật này có thể khó hiểu đối với những người không bị PTSD và việc thiếu hiểu biết có thể khiến bạn bị cô lập với các triệu chứng của mình.

Các tác động cá nhân khác

Các dấu hiệu kích hoạt khác có thể chỉ đơn giản là những cảm giác là một phần của sự kiện buồn của một người, chẳng hạn như giọng nói, cách ánh sáng chiếu vào một vật hoặc một cái chạm hay chuyển động của một phần cơ thể.

Tái trải nghiệm có dự đoán được PTSD không?

TS. Ngô Thanh Huệ – Phó Viện trưởng Viện Tâm lý Việt – Pháp cho biết: “Việc người có tái trải nghiệm cảm xúc về một sự kiện đau buồn ngay sau khi nó xảy ra là hết sức thông thường. Điều này không có nghĩa là người đó sẽ mắc rối loạn sau sang chấn tâm lý”.

Tiến sỹ cho biết thêm: “Hiện nay vẫn chưa tìm ra lý do chính xác tại sao một số người phát triển PTSD sau một sự kiện đau buồn còn một số khác thì không. Tuy nhiên, việc điều trị những tổn thương về tâm lý kịp thời có thể làm giảm khả năng phát triển PTSD”.

Các triệu chứng của tái trải nghiệm trong rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý: Cần được quan tâm và điều trị tổn thương kịp thời  - Ảnh 2.

TS. Ngô Thanh Huệ – Phó Viện trưởng Viện Tâm lý Việt – Pháp.

Điều trị

Điều trị PTSD có thể rất hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng của tái trải nghiệm. Ngoài các lựa chọn điều trị phổ biến cho PTSD, các liệu pháp như kỹ thuật tập trung vào hiện tại (grounding techniques) có thể đặc biệt giúp ích trong việc giúp mọi người tập trung vào hiện tại và giảm khả năng rơi vào tình trạng flashback. Một số ví dụ về kỹ thuật này bao gồm bật nhạc lớn hoặc mô tả môi trường xung quanh vào thời điểm đó.

Để các kỹ thuật grounding có hiệu quả nhất, bạn cần phải nhận biết khi nào cần đến những kỹ thuật này. Nhiều người bị PTSD cảm thấy hữu ích khi xác định các yếu tố kích thích và tìm cách giảm thiểu các yếu tố này, thậm chí đối phó với các tác nhân gây ra chúng ngay cả trước khi có thể cần đến các kỹ thuật grounding.

Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, việc tìm kiếm một nhà trị liệu giỏi là rất quan trọng. Một nhà trị liệu có thể giúp bạn kiểm soát PTSD hoặc để giảm khả năng mắc PTSD trong tương lai.

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *