Mục Lục
- 1 1, Hàng loạt “thần y” Trung Quốc bị lột trần chiêu trò lừa đảo
- 2 2, Con đường làm “thần dược” giả
- 3 3, Móc nối với các kênh truyền hình để trà trộn quảng cáo
- 4 4, Chuỗi công nghiệp từ “thuốc giả” đến “thần dược” hoạt động như thế nào?
- 5 5, Cách bí mật để thuốc giả để đến với người tiêu dùng
- 6 6, Mâu thuẫn giữa việc “không đi chữa bệnh” và “tin vào thuốc thần”
- 7 7, Lừa đảo thuốc – Một ví dụ điển hình
1, Hàng loạt “thần y” Trung Quốc bị lột trần chiêu trò lừa đảo
Mới đây, truyền thông Trung Quốc đưa tin, ông Trương Văn Vinh, Viện trưởng danh dự của Bệnh viện Y học Cổ truyền Hạc Niên Đường Bắc Kinh (TQ) đã bị cách chức.
Không phải vì ông đã “vi phạm nguyên tắc của tổ tiên” và tiết lộ “công thức bí mật làm thuốc gia truyền của tổ tiên để lại”, mà vì ông đã tham gia vào các quảng cáo y tế sai sự thật và bị công chúng phát hiện.
Vào ngày 9 tháng 3 vừa qua, Bệnh viện Y học Cổ truyền Hạc Niên Đường, Bắc Kinh, TQ – nơi ông Vinh từng công tác đã đưa ra một tuyên bố, quyết định loại ông ra khỏi vị trí Viện trưởng danh dự và tuyên bố rằng không có thông tin quảng cáo nào của ông liên quan đến bệnh viện này.
Sự việc bị bại lộ bắt đầu khi đoạn video ngắn “Tuyển tập 33 thần y đi ngược lại với tổ tiên” bất ngờ nổi tiếng (video gốc hiện đã bị gỡ khỏi internet).
33 người được gọi là “chuyên gia” trong những bộ trang phục khác nhau đã quảng cáo “thần dược mật phương” (bí kip chữa bệnh thần y) theo Đông y Mông Cổ, Tây Tạng…, trong một video quảng cáo phát lặp đi lặp lại rằng:
“Sau nửa tháng /hơn một tháng/đấu tranh tư tưởng nhiều lần, tôi đã đưa ra một quyết định đi ngược lại với tổ tiên của chúng tôi và cung cấp miễn phí công thức bí mật hàng thế kỷ của tổ tiên cho đất nước, và để cho quốc gia có thể sản xuất theo từng đợt, để dù một ngày nào đó tôi không còn nữa, loại thuốc này có thể điều trị cho nhiều bệnh nhân hơn”.
Họ đã tổ chức thành một nhóm gọi là “vũ trụ thần y”, và ông Vinh là một mắt xích điển hình trong số đó.
Trong hơn một chục cảnh quay khác nhau, những câu thoại lặp đi lặp lại một cách máy móc của ông Vinh được cắt ghép với nhau: “Từ ông cố của tôi, đến 4/5 thế hệ tiếp theo của tôi, điều trị các bệnh đường tiêu hóa, bệnh mắt, bệnh tim mạch, huyết khối não, đột quỵ, chứng lồi đĩa đệm thắt lưng… Tôi dám đảm bảo rằng, chữa cho người nào khỏi người đó, cắt đứt bệnh tật và bệnh sẽ khỏi hoàn toàn từ đó về sau”.
Trong video, ông tuyên truyền rằng bắt đầu từ ông cố của mình, một gia đình mấy đời chuyên chữa bệnh, liên quan đến nhiều bệnh, bệnh lồi mắt, bệnh mắt, bệnh tim và các bệnh khác, cứ như vậy và phát quảng cáo tràn lan trên truyền hình và internet.
Những kỹ xảo ma quái lặp đi lặp lại đã làm tăng hiệu ứng cho video quảng cáo này, nhưng đằng sau sự phi lý là cả một chuỗi sản xuất công nghiệp và lợi ích rõ ràng để lừa đảo những người cao tuổi.
2, Con đường làm “thần dược” giả
Đánh giá từ phong cách video, độ tuổi khác nhau, một số đã cũ, một số khá mới và chúng có ba điểm chung:
Đầu tiên, bối cảnh của video quảng cáo đó thường có hình thức theo kiểu phỏng vấn trao đổi thông tin bàn tròn, và quảng cáo sản phẩm chỉ là nội dung bên trong. Người dẫn chương trình có những diện mạo khác nhau và cũng có khán giả trực tiếp.
Thứ hai, để tạo ra chữ “thần”, nhóm người này tạo ra sự huyền bí, kỳ lạ, phương thuốc bí mật từ tổ tiên, chức danh cao quý của các chuyên gia, có nhiều năm hành nghề y dược, tạo ra một cảm giác rất đáng tin cậy và nể trọng đối với người xem.
Thứ ba, mục tiêu rất rõ ràng, các bệnh mãn tính thường gặp ở người cao tuổi, được phát trên TV và được cơ quan truyền thông uy tín duyệt cho phép lên sóng.
Điều phi lý là những video này được khán giả xem và mua hàng cho họ.
Trong video liên quan của “Vũ trụ thần y”, những người dẫn chương trình đã thống kê những bức ảnh về các thần y này thường xuyên được tung lên TV trong những năm gần đây, và rất nhiều trong số đó có những lời lẽ vô lý tương tự.
Những người trẻ tuổi thời gian gần đây không xem ti vi nên không thể lừa được họ, nhưng người già ở nhà xem TV nhiều nên rất dễ mắc phải những chiêu trò của nhóm “thần y” này, những người đứng sau trò bán hàng “thần dược” giả này đã tìm thấy kẽ hở này ở người cao tuổi để lừa đảo.
3, Móc nối với các kênh truyền hình để trà trộn quảng cáo
Theo kết quả kiểm tra tại chỗ của Cục Giám sát Quảng cáo, Cục Quản lý Thị trường (TQ) trong quý 3 năm 2020, một số cơ sở Đông y ở các tỉnh bị phát hiện tung ra các đầu mối quảng cáo dịch vụ y học cổ truyền bất hợp pháp, tổng cộng 4574 lần, trong đó có 4564 lần đối với phương tiện truyền thông truyền thống và 10 lần đối với phương tiện truyền thông hiện đại trên Internet.
3 tỉnh/khu của Trung Quốc gồm Hà Nam, Cát Lâm, Nội Mông, lọt vào TOP 3 về số lượng đầu mối quảng cáo bị điều tra, lần lượt là 2945 lần, 841 lần, và 284 lần. TOP 3 trong quý 2 là: Cát Lâm, Sơn Tây và Vân Nam. Những nơi này cũng là nơi tập hợp các quảng cáo về các “thần y” và các loại “thần dược”.
Từ báo cáo được công bố trong quý 2, có thể biết thêm chi tiết rằng, các quảng cáo bị nghi ngờ bất hợp pháp này chủ yếu được phát sóng trên các kênh truyền hình vệ tinh địa phương, chẳng hạn như các kênh truyền hình đời sống, thành thị, nông thôn và số lượng chiếm 73% tổng số và 3 kênh khác đã được phát sóng.
Truyền hình vệ tinh địa phương như Tân Cương, Thanh Hải và Cam Túc ít phổ biến hơn.
Trong quý 2 năm 2020, các tổ chức y tế Trung Quốc đã công bố giám sát các quảng cáo dịch vụ y tế bị nghi ngờ là bất hợp pháp trên các phương tiện truyền thông truyền thống.
Tham khảo định nghĩa “thuốc giả” trong Luật Quản lý Dược phẩm của Trung Quốc (2019) và bản án về tội sản xuất và bán thuốc giả, “thuốc giả” được đóng gói như “thần dược” được sử dụng chủ yếu là thuốc giả nhưng vẫn có tem mác trên bao bì và có công dụng điều trị.
4, Chuỗi công nghiệp từ “thuốc giả” đến “thần dược” hoạt động như thế nào?
Trả lời phỏng vấn truyền thông, ông Vinh thú nhận rằng ông đã nói (những lời trên video quảng cáo) theo yêu cầu của đạo diễn, nhưng ông chỉ là một phần trong đó, từ người tiền nhiệm của ông Vinh là bà Lưu Hồng Tân, có thể nhìn ra rất nhiều manh mối khác.
Bà Tân đã thay đổi 9 danh tính trong 3 năm, thường xuất hiện để nói về “thần dược” trên các kênh truyền hình. Bà đã bị bắt và nhận 2 bản án về tội sản xuất và bán thuốc giả.
Năm 2011, bị cáo Trương Nguyên Khôn thành lập công ty hoạt động kinh doanh mua sắm TV, đồng thời chịu trách nhiệm lựa chọn và mua sản phẩm, sau đó chuyển video quảng cáo và bằng cấp cho công ty quảng cáo tương ứng để xem xét và phát sóng, tổ chức đào tạo nhân viên, công khai thương hiệu và sau đó là bán hàng.
Biết rằng họ đang bán “sản phẩm không phải là thuốc”, thông qua công ty Beijing CCTV United Media Co., Ltd., China TV Blue Ocean (Beijing) Film, Television Culture Communication Co., Ltd., v.v., trên kênh Truyền hình vệ tinh Cam Túc, Truyền hình vệ tinh Hà Nam, truyền hình giáo dục Sơn Đông và các phương tiện truyền hình khác, hình thức chương trình là sức khỏe và “Câu lạc bộ sức khỏe Dược vương” để thực hiện quảng bá sản phẩm.
Một trong số đó được đặt tên là “Bài thuốc dược vương phong thống” và được khẳng định là công thức bí mật được truyền lại bởi dược vương Tôn Tư Mạc. Đây là công thức bí mật được truyền lại bởi Giáo sư Lưu Hồng Tân, thành viên của Chi hội thấp khớp của Hiệp hội Y khoa Trung Quốc, “cho xương uống thuốc” có thể chữa được bệnh phong thấp và bệnh xương khớp.
Bệnh nhân mua qua điện thoại, công ty sẽ vận chuyển cho họ thông qua hãng chuyển phát SF Express, và gói hàng kèm theo biên lai đóng dấu của phòng khám cùng với một loại thuốc khác, tổng doanh số bán hàng lên tới gần 6,7 triệu nhân dân tệ.
Dược vương Tôn Tư Mạc
Ngoài ra, vào năm 2019, Tờ báo The Paper đã trích dẫn “Quyết định xử phạt của Cục Quản lý Công nghiệp và Thương mại Thành phố Tế Nam đối với Kênh truyền hình Giáo dục Sơn Đông”, một quảng cáo cũng do bà Tân đưa mà không có giấy tờ chấp thuận sản xuất thuốc trên đài truyền hình, thời lượng là 17 phút 30 giây, phí phát sóng là 800 nhân dân tệ, mỗi phút và tổng phí quảng cáo là 14.000 nhân dân tệ.
Một số bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc không hiệu quả đã báo cáo vụ việc, tiến hành thủ tục kiện hình sự, công ty đã hoàn trả 4 triệu nhân dân tệ, và cuối cùng đã kết án bị cáo về tội bán thuốc giả và bị kết án, phạt 10 triệu nhân dân tệ; bị cáo Khôn phạm tội gian lận bán hàng đối với thuốc giả, bị kết án 3 năm tù, 5 năm tù treo và 3 triệu nhân dân tệ.
Kênh truyền hình Giáo dục Sơn Đông đã bị Cục Quản lý Công nghiệp và Thương mại thành phố Tế Nam tịch thu hàng loạt (25 mẫu) phí quảng cáo 220.000 nhân dân tệ và phạt 220.000 nhân dân tệ.
5, Cách bí mật để thuốc giả để đến với người tiêu dùng
Nếu bạn không xem TV, có tránh được việc mua phải thuốc giả hay không? Những kẻ buôn bán thuốc giả đã xuất hiện từ lâu trên mạng.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Vũ Hán đã thực hiện các biện pháp bắt buộc hành chính đối với hai loại thuốc được quảng cáo bất hợp pháp nghiêm trọng.
Nhưng ngày nay, nó vẫn có thể được mua trên nền tảng thương mại điện tử.
Về mặt thủ tục, các quảng cáo dược phẩm cần được đệ trình và xem xét Từ “Danh mục ghi âm quảng cáo ngoài cơ sở” năm 2018 của Hà Bắc, có thể thấy rằng các điều kiện cần thiết để tuân thủ bao gồm: có số phê duyệt sản phẩm và số phê duyệt quảng cáo, có giá trị một năm.
Tuy nhiên, loại thuốc mà họ buôn bán chỉ là một loại thuốc thực phẩm chức năng để chăm sóc sức khỏe, nhưng trong quảng cáo lại khẳng định tác dụng chữa bệnh và cố tình hạ thấp từ “liệu pháp bổ trợ”.
Nếu tìm từ khóa “thuốc giả” Trên trang web lưu Tài liệu xét xử của Trung Quốc thì có tới 20.000 vụ án. Từ năm 2014 đến 2019, trung bình mỗi năm có 3.131 vụ, án hình sự chiếm 95,7%.
Xét từ các khu vực xét xử và tòa án, Quảng Đông, Giang Tô, Chiết Giang, Hà Bắc, Sơn Tây, Phúc Kiến tập trung hơn 1.000 vụ, riêng Quảng Đông xét xử nhiều nhất với hơn 4.000 bản án công khai.
Thuốc giả không còn xa với chúng ta, nhưng nhiều người vẫn bị mắc lừa.
Từ lời nói cho đến hình thức, sự đánh tráo nhầm lẫn giữa các khái niệm, sự che giấu của các kênh bán hàng, các chi tiết phức tạp của các thủ tục mua bán và sự tồn tại của các kẽ hở kiểm toán đều làm tăng khó khăn và tốn kém đối với người dân trong việc xác định thuốc giả và tuyên truyền sai sự thật.
6, Mâu thuẫn giữa việc “không đi chữa bệnh” và “tin vào thuốc thần”
Tại sao người cao tuổi rất dễ nghe lời tuyên truyền quảng cáo phóng đại của các loại “thuốc thần”? Về khía cạnh tâm lý học có hàng loạt lý giải: Thường là họ chỉ nhìn 1 chiều, nhìn thấy những trường hợp chữa bệnh có hiệu quả, mà không chú ý đến những trường hợp chữa bệnh không hiệu quả, từ đó dẫn đến lạc quan mù quáng.
Khái niệm “chữa bệnh hiệu quả” thường khác nhau ở mỗi cá nhân, có thể chỉ có hiệu quả đối với tác dụng của “giả dược” giống như “thuốc an ủi”, chứ không phải là hiệu quả chữa bệnh dựa trên khoa học thực tế.
Khi mọi người không muốn hoặc không thể đánh giá, họ có xu hướng dựa vào những thứ có thẩm quyền. Đó có thể là TV, chuyên gia, chứng chỉ quốc tế hoặc trên quan điểm của người quen (mách đâu mua đó).
Trong thực tế, trong thực tế cuộc sống tồn tại một kiểu phản ứng kỳ lạ đó là, người bệnh sẽ dè dặt trong việc chẩn đoán và điều trị ở các bệnh viện thông thường, nhưng lại tin tưởng vào các loại thuốc “thần dược”, các đơn thuốc cổ truyền “nhiều đời” và các “bác sĩ” không đủ trình độ hành nghề y.
7, Lừa đảo thuốc – Một ví dụ điển hình
Mới đây, một người thân của tôi vô tình bị gãy xương chày và xương mác. Tại bệnh viện địa phương thì sớm nhất sẽ cần chờ đến ngày thứ sáu mới có thể thu xếp phẫu thuật, gia đình đã tư vấn hội chẩn không dưới 3 bác sĩ khoa chấn thương chỉnh hình ở các bệnh viện công, và họ đều đề nghị nên phẫu thuật.
Một vài người thân khác có ý kiến rằng, hãy tìm các bác sĩ nắn xương dân gian dùng các thao tác tương tự để cố định và không cần phẫu thuật. Người nhà thích làm theo cách này hơn. Họ sợ phiền phức và không muốn làm tổn thương cơ thể. Họ cho rằng “phẫu thuật thì nếu không cần thiết thì không nên động dao kéo”, nhưng họ cũng lo lắng về rủi ro.
Thời gian thật dồn dập, cuối cùng chúng tôi cũng liên hệ với Bệnh viện Nhân dân tỉnh Phúc Châu và được lên lịch mổ vào đêm hôm đó.
Bác sĩ đưa ra hai phương án: đinh nội tủy xâm lấn tối thiểu và gắn tấm thép truyền thống. Sự khác biệt không chỉ là giá cả, kích thước của vết mổ mà còn là thời gian hồi phục sau phẫu thuật.
Gia đình đã chọn phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để giảm đau sau mổ.
Sau đó, người thân này nằm trên giường để phục hồi sức khỏe, không thể đi lại dễ dàng, không thể chống nạng, mấy tháng nay bà bị trầm cảm, do phải đi chữa bệnh ở một nơi khác nên mức bồi hoàn bảo hiểm y tế thấp, và chi phí vượt quá mức lương một năm của bà, điều này khá khó chịu.
Vì vậy, một năm sau, để tránh một phần nhỏ xác suất di chứng, gia đình bà quyết định mổ lấy đinh nội tủy, bà vừa lo sợ vừa chần chừ. Trong một cuộc thảo luận, một người anh cả đã nhắc lại những lợi ích của các phương pháp chữa gãy xương dân gian.
Một người thân khác của tôi cũng bị bệnh cao huyết áp, bác sĩ dặn không nên tự ý bỏ thuốc hạ huyết áp, vì để huyết áp lên xuống thất thường sẽ có nguy cơ rủi ro cho sức khỏe, nhưng cô ấy lúc nào cũng ngại uống, mặc dù không thiếu tiền, chỉ khi huyết áp đặc biệt cao, cảm thấy không khỏe mới chịu uống thuốc.
“Phẫu thuật cắt cơn”, “phẫu thuật xâm lấn tối thiểu”, và “dùng thuốc là biện pháp cuối cùng” là hai tâm lý: sợ đau, không muốn tăng gánh nặng tài chính và chăm sóc gia đình.
Loại tâm lý này cũng được phản ánh trong việc tin vào cái gọi là “thần dược” và “Thần y”.
Người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính, y học hiện nay về cơ bản không thể chữa khỏi, chỉ có thể kiểm soát tình trạng bệnh và giảm bớt cơn đau, tuy nhiên, nỗi đau thể xác là thực tế và không thể chịu đựng được, nó là nguồn gốc gây ra nỗi sợ hãi của họ và họ cố gắng tránh nó.
Y học hiện đại không bảo đảm về tác dụng chữa bệnh mà luôn thông báo về những rủi ro, điều này là do sự nghiêm minh của khoa học và cần sự hiểu biết của người bệnh chứ không thể loại bỏ hoàn toàn tâm lý e ngại, không chắc chắn và người bệnh luôn mong chờ chữa khỏi bệnh và không bị tái phát sau phẫu thuật.
Vì vậy, việc diễn ra như quảng cáo “chữa bệnh nào khỏi bệnh đó, chữa không khỏi không lấy tiền” là chiêu trò rất thu hút. Kèm theo “Bí kíp gia truyền” là một phương pháp khác nằm ngoài y học hiện đại. Mặc dù rất khó kiểm chứng về tính chất khoa học, mập mờ về tác dụng nhưng nhiều người có bệnh vẫn sẵn sàng tham gia thử một lần như một canh bạc.
8, Một thực tế khác đến từ sự thiếu hụt nguồn lực y tế
Ba tháng trước, huyện Lan Linh, Sơn Đông (TQ) đã báo cáo một trường hợp lừa đảo. Một người phụ nữ trung niên hành nghề chữa bệnh bằng cách nặn xương bằng tay.
Video trên mạng cho thấy “phòng khám” của bà này treo đầy cờ hiệu với danh xưng tự phong là “thần y” và có tới 100 người xếp hàng dài chờ các bác sĩ “hành nghề” “, và hầu hết trong số họ là những người trung niên và cao tuổi.
Bên cạnh những mánh khóe, chiêu trò, điều cần thấy là vấn đề thiếu cán bộ y tế ở địa phương nên các “thần y” mới có cơ hội để hành nghề như vậy.
*Theo Health/163