Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 Tập đoàn Masan (MSN) diễn ra sáng ngày 1/4 tại Sapa, Lào Cai. Năm nay cũng đánh dấu Masan tròn 25 tuổi, và là năm đầu tiên cho kế hoạch chiến lược 10 năm 2021 – 2020.
Sau khi sáp nhập VinCommerce cuối năm 2019, Masan Group có trong tay kênh MT (bán lẻ hiện đại), đây trở thành công cụ chủ lực cho chiến lược tăng trưởng giai đoạn mới. Theo quan điểm của ban lãnh đạo Masan, thập kỷ tới lợi nhuận gộp cũng như khả năng chi phối người tiêu dùng Việt Nam sẽ dịch chuyển mạnh mẽ từ các nhà sản xuất sang nhà bán lẻ.
Ông Trương Công Thắng – Chủ tịch Masan Consumer cho biết, kế hoạch của Masan Group có thể gói gọn là tìm cách len lỏi vào cuộc sống người tiêu dùng, của nhà sản xuất, nhà phân phối, từ đó giải bài toán chung để tắt cả cùng hưởng lợi.
Mấu chốt của thành công, theo ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch HĐQT sẽ không thể thiếu nền tảng công nghệ.
Trình bày tại đại hội, ông Danny Le – Tổng giám đốc đưa ra một kế hoạch chi tiết từ phát triển kênh bán lẻ, bến kênh MT trở thành “Alpha-Bet” của Masan.
Nó sẽ bao gồm đạt được 10.000 cửa hàng bán lẻ hiện đại tự vận hành và 20.000 cửa hàng nhượng quyền vận hành theo mô hình mới vào năm 2025.
Trong ngắn hạn, VinCommerce sẽ phát triển thành một nền tảng off-to-one, chuyển từ cửa hàng nhu yếu phẩm sang tích hợp dịch vụ tài chính, qua đó tiếp cận được 50% ngân sách tiêu dùng. Trong trung hạn, hệ thống cung cấp thêm các giá trị gia tăng nâng khả năng tiếp cận ngân sách cho tiêu dùng từ 50% lên 80%.
Theo ông Danny Le, Masan Group cũng có một kế hoạch nhằm cải thiện hiệu quả của hệ thống logistics đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến nhà phân phối. Mô hình chuỗi cung ứng mới đã cho thấy hiệu quả ban đầu.
Để từ cửa hàng cung cấp nhu yếu phẩm trở thành điểm cung cấp dịch vụ tài chính, Masan sẽ bắt tay cùng Techcombank qua đó tích hợp thêm tập 5 triệu khách hàng với 10 triệu khách hàng đang có sẵn. Trong tương lai, Masan cũng hợp tác thêm với các nhà mạng viễn thông triển khai dịch vụ số, mục tiêu cuối cùng trở thành “Point of Life”.
Sự kết hợp của nhu yếu phẩm, dịch vụ tài chính và dịch vụ số có thể giúp Masan có thể tiếp cận tới 80% ngân sách chi tiêu.
Trong năm nay, mục tiêu của VinCommerce là có lãi “mỏng”, ông Trương Công Thắng chia sẻ. Kế hoạch của Masan là tăng số cửa hàng MT lên lại mức 3.000, sau khi đã mạnh tay đóng cửa hơn 700 điểm bán trong năm 2020. Tập đoàn mục tiêu có khoảng 300 – 500 cửa hàng mở mới có lãi.
Kế hoạch của The CrownX là đạt 9 tỷ USD doanh thu cho đến năm 2025, trong đó MCH là 3 tỷ USD, gấp 3 con số của năm 2020, tăng trưởng 25% mỗi năm. Doanh thu của VCM mục tiêu 6 tỷ USD, bao gồm doanh số của hệ thống bán lẻ nhượng quyền.
Để làm được điều này, Masan muốn xây dựng một thương hiệu mạnh và danh mục hàng hóa ưu việt. Tập đoàn dự tính sẽ trở thành công ty chi nhiều nhất cho quảng cáo tại Việt Nam kể từ năm 2021 (năm 2020 xếp thứ 3). Đồng thời mỗi năm Masan tung ta thêm gần 50 sản phẩm tiêu dùng mới.
Chia sẻ thêm về ngành mì gói, ông Trương Công Thắng cho biết Masan đã chiếm 27,9% thị phần toàn quốc tính đến hết năm 2020 (Nielsen), xếp sau Acecook Việt Nam 36,5%. Thị phần mì của Masan tăng lên nhanh chóng những năm qua, trong khi đối thủ lớn nhất ở chiều ngược lại. Riêng tại thị trường miền Bắc, Masan đã vươn lên dẫn đầu ngành mì với 41,5%, trên Acecook Việt Nam 31,8%.
Đang cập nhật…