Theo Forbes, quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch đang diễn ra rất thuận lợi tại Úc cũng như các nước khác trên toàn thế giới, đặc biệt khi các khoản đầu tư cho than ngày càng thu hẹp và biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Từ đó, chính phủ và các tập đoàn lớn trên toàn cầu buộc phải đưa các chính sách, biện pháp thúc đẩy ngành năng lượng sạch.
Nhiều quốc gia trên toàn cầu đang chạy đua để đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris. Đó cũng là lý do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các nước OECD loại bỏ hoàn toàn than vào năm 2030.
Thị phần than đang mờ dần tại Australia và các nước châu Âu
Tại Úc, than vẫn đóng vai trò cung cấp 65% điện năng. Tuy nhiên, năng lượng gió và mặt trời đang dần chiếm thị phần hàng năm, dần dần “xoá mờ” thị phần của than. Điều này có khả năng khiến có nhiều nhà máy than phá sản vào năm 2025.
Đại diện ngành năng lượng Australia vừa qua đã thông báo, Yallourn – nhà máy sản xuất than nâu sẽ đóng cửa vào năm 2028, sớm hơn 4 năm so với kế hoạch. Một số chuyên gia nhận định rằng nhà máy này có khả năng đóng cửa sớm hơn.
Các quốc gia như Bỉ, Áo và Thụy Điển đã đóng cửa các nhà máy than cuối cùng tại đây. Năm 2020, Tây Ban Nha đã đóng cửa một nửa nhà máy than, một nửa còn lại dự kiến sẽ đóng cửa vào năm 2025. Tương tự, Bồ Đào Nha sẽ đóng cửa nhà máy than cuối cùng trong năm nay. Tại Anh – quốc gia từng cung cấp 70% điện than trong năm 1991, sẽ không còn than vào năm 2024. Tại nhiều nơi, các nhà máy đóng cửa sớm hơn dự kiến.
Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác đang ở đâu trong cuộc đua ‘xoá điện than’?
Từ lâu, Đông Á và Đông Nam Á đã được coi là thị trường mới nổi quan trọng đối với điện than. Song hiện tại, các quốc gia khu vực này đang xem xét lại kế hoạch dài hạn trước bối cảnh kinh tế mới. Việt Nam, Bangladesh, Indonesia và Philippines đã xóa bỏ số lượng lớn các nhà máy than theo kế hoạch vào năm 2020.
Đặc biệt, trong 5 năm qua, đường ống dẫn điện than tại các quốc gia này đã giảm 80%. Bên cạnh đó, cơ hội phục hồi của các nhà máy này ngày càng thấp khi Nhật Bản và Hàn Quốc vừa qua đã công bố những hạn chế mới đối với các khoản đầu tư điện than ở nước ngoài.
Ấn Độ vẫn đang xây dựng các nhà máy điện than, nhưng kể từ năm 2017, năng lượng tái tạo đã đạt được những kết quả tích cực. Ấn Độ đã lên kế hoạch đến năm 2030, 40% điện năng sẽ được cung cấp từ nguồn năng lượng tái tạo. Song quốc gia này đang trên đà đạt được 60%. Các mục tiêu này đã tạo áp lực nặng nề lên điện than. Trên thực tế, sau năm 2022, Ấn Độ sẽ không cần phát triển bất kỳ nhà máy than mới nào.
Trung Quốc chiếm hơn một nửa lượng than tiêu thụ của thế giới, đồng thời có khoảng một nửa số lượng nhà máy than đang được xây dựng tại đây. Năm ngoái, Trung Quốc đã cam kết trở thành nước trung hòa carbon vào năm 2060. Một vài tháng sau đó, quốc gia này cũng đã công bố cam kết mới xây dựng 1.200GW gió và năng lượng mặt trời vào năm 2030.
Tuy nhiên, kế hoạch 5 năm lần thứ 14 đã bị đổ bể bởi bên cạnh việc tiếp tục triển khai các dự án năng lượng tái tạo, Trung Quốc cũng tiếp tục xây dựng các nhà máy than mới. Đáng chú ý, việc mở rộng than của Trung Quốc không phải do nhu cầu nhiệt điện than ngày càng tăng. Trung Quốc hiện đang gặp thách thức do dư thừa công suất và tỷ lệ sử dụng các nhà máy than dưới 50%.
Năm 2019, gần một nửa đội tàu than của Trung Quốc báo lỗ, cùng việc chi phí năng lượng tái tạo tiếp tục giảm sẽ khiến tình trạng than khó khăn hơn.
Làm thế nào để đảm bảo việc làm cho lao động ngành than?
Mặc dù đã là nguồn năng lượng quan trọng trong nhiều thế kỷ, nhưng than đá hiện rõ ràng là nguồn năng lượng cần phải loại bỏ sớm. Nhiều tập đoàn đã hợp tác với khu vực công để đưa ra các sáng kiến thay thế. Ví dụ, SAP đã cam kết thực hiện các hoạt động mang tính bền vững và phù hợp với Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc. Năm ngoái, SAP cũng đưa ra sáng kiến Climate 21 giúp các doanh nghiệp đo lường, báo cáo và giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Thách thức hiện nay chính là việc đảm bảo quá trình chuyển đổi có trật tự, không chỉ từ quan điểm an ninh năng lượng, mà còn đảm bảo việc làm cho những lao động trong ngành than trên toàn thế giới. Cộng đồng và các doanh nghiệp cần xem xét lại về những thay đổi mà ngành năng lượng tái tạo này mang lại.
Theo đó, các khu vực từ chính phủ, kinh tế tư nhân, các cộng đồng, các tổ chức giáo dục cần hợp tác mạnh mẽ hơn nữa. Quá trình chuyển đổi từ than đá sang năng lượng sạch đang diễn ra nhanh hơn bao giờ hết. Hơn 100 ngân hàng và công ty bảo hiểm lớn trên toàn cầu đã thông báo thoái vốn khỏi than nhiệt điện và con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên.