Vì sao MB muốn chọn Viettel để phát hành riêng lẻ, nâng tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn này tại ngân hàng lên 20%?

photo1617759052216 1617759052344283346999

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB – mã chứng khoán MBB) vừa công bố tài liệu đại hội cổ đông thường niên 2021, sẽ tổ chức ngày 27/4 tới tại Hà Nội. Các chỉ tiêu kinh doanh đặt ra cho năm nay đều cao, cho thấy ngân hàng đang bước vào một giai đoạn phát triển mới.

Một trong những điểm đáng chú ý là kế hoạch tăng vốn điều lệ từ gần 28 nghìn tỷ đồng hiện tại lên gần 38,7 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng thêm hơn 10,7 nghìn tỷ của ngân hàng thông qua chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu, phát hành cổ phiếu ưu đãi (ESOP) và phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu.

Về việc trả cổ tức, MB sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông với tỷ lệ 35%, tương đương gần 9.800 tỷ đồng, dựa vào nguồn lợi nhuận để lại tại thời điểm cuối năm 2020. Nếu được cổ đông đồng thuận thông qua, MB sẽ là ngân hàng chi trả cổ tức tỷ lệ cao nhất ngành ngân hàng năm nay, ít nhất là tính đến thời điểm này. 

Đối với phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông chiến lược. Tiêu chí của ngân hàng đưa ra là lựa chọn các nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ có khả năng và sẵn sàng hợp tác nhằm tạo hệ sinh thái số mang lại lợi ích lâu dài cho MB. Điều này đúng với chiến lược ngân hàng đưa ra, đó là tạo được lợi thế vượt trội trên nền tảng số trong thời gian tới và trở thành ngân hàng số hàng đầu Việt Nam. Đó là cơ sở để ngân hàng quyết định chọn Tập đoàn Công nghiệp – Viễn Thông Quân đội (Vietttel) và công ty con của tập đoàn là Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thương Mại và xuất nhập khẩu Viettel. Trong đó MB dự kiến phát hành tối đa 43 triệu cổ phiếu, tương đương 430 tỷ đồng cho tập đoàn Vietttel còn công ty con tối đa 27 triệu cổ phiếu tương đương 270 tỷ đồng. 

Hiện tại MB đang có các cổ đông lớn là Viettel, SCIC, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Tân cảng Sài Gòn.

Vì sao MB muốn chọn Viettel để phát hành riêng lẻ, nâng tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn này tại ngân hàng lên 20%? - Ảnh 1.

Sở hữu của cổ đông lớn tại MB ở thời điểm cuối năm 2020

Dự kiến sau khi phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức, phát hành ESOP cũng như phát hành riêng lẻ theo kế hoạch nêu trên để tăng vốn thêm hơn 10.700 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn tại MB cũng sẽ thay đổi theo. 

Trong đó, Tân cảng Sài gòn sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống 7,21% sau khi trả cổ tức 35%, và sau khi ESOP sẽ đưa tỷ lệ về 7,04%.

Sở hữu của Trực thăng Việt Nam và các công ty con tại MB sau trả cổ tức còn 8,58% và sau ESOP còn 8,38%.

Sở hữu của SCIC tại MB sau trả cổ tức 35% sẽ giảm còn 9,42% và sau ESOP là 9,21%.

Sở hữu của Viettel và công ty con sau trả cổ tức là 18,51%, sau phát hành riêng lẻ nâng lên 20% và sau khi ESOP là 19,89%. 

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *