Vị Công Tôn Nữ cuối cùng nắm giữ bí quyết may gối trong cung triều Nguyễn, được vua Bảo Đại hết sức ưng ý

photo1618122737807 16181227380491761056952

Cụ bà Công Tôn Nữ Trí Huệ (ngụ tại xã Hương Cần, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) từ lâu đã được biết đến là một trong những người cuối cùng từng phục vụ trong cung triều Nguyễn còn sống. Cụ cũng là người hiếm hoi còn biết cách làm gối trái dựa dùng trong cung đình. Năm nay cụ Huệ đã 99 tuổi nhưng đôi tay bà vẫn thoăn thoắt, đôi mắt vẫn tinh nhanh đủ để tỉ mẩn làm ra một chiếc gối mang tính văn hóa lịch sử này.

Vị Công Tôn Nữ cuối cùng nắm giữ bí quyết may gối trong cung triều Nguyễn, được vua Bảo Đại hết sức ưng ý - Ảnh 1.

Cụ bà Công Tôn Nữ Trí Huệ, người cuối cùng còn đang làm gối trái dựa cung đình.

Gối trái dựa là loại gối có nhiều nếp gấp, có thể gập mở tùy ý và thường được các vua, quan sử dụng để gối đầu, tựa lưng hay tì tay lúc nghỉ ngơi, đọc sách. Vì được sử dụng nhiều ở chốn hoàng cung, vương giả nên mọi người mới quen gọi với cái tên là gối cung đình.

Cụ Huệ sinh ra và lớn lên trong một gia đình danh gia vọng tộc, yêu nước; là cháu nội của Hoài Đức Quận Công Miên Lâm (Phụ chánh thân với vua Hàm Nghi và Thành Thái). Thời nhỏ, cụ Huệ ở nhà phụ cha làm nghề thuốc Bắc. Vì là con cháu của hoàng tộc nên năm 17 tuổi cụ được cho phép vào trong Đại Nội học may vá, thêu thùa như các Công Tôn Nữ khác.

Vị Công Tôn Nữ cuối cùng nắm giữ bí quyết may gối trong cung triều Nguyễn, được vua Bảo Đại hết sức ưng ý - Ảnh 2.

Cận cảnh những chiếc gối trái dựa thường dùng cho vua chúa, quan chức thời xưa.

Vị Công Tôn Nữ cuối cùng nắm giữ bí quyết may gối trong cung triều Nguyễn, được vua Bảo Đại hết sức ưng ý - Ảnh 3.

Từ năm 17 tuổi, cụ Huệ đã vào cung học may vá.

Để làm nên cái gối này trước tiên phải cắt mảnh vải theo khổ, rồi may thành ô vuông, sau đó xé bông dậm cho vuông góc, xong rồi mới khâu, kết cái gối lại cho thành 5 lá. Xong lại may vải bọc ngoài, khâu như khâu vắt thật kỹ, thật nhỏ, đừng để cho thấy dấu chỉ thì là đẹp. Một chiếc gối đẹp là gối không bị lộ mũi chỉ.

Việc may gối này cũng có nhiều quy tắc, gối cho vua phải đủ 5 lá, gối của Hoàng Thái Hậu, phi tần và các quan thì đủ 4 lá. Lúc cụ Huệ ở cung An Định, gối của cụ là “món riêng” của Đức Từ Cung và được lòng cả vua Bảo Đại. Vua Bảo Đại đã nhiều lần đặt cụ may loại gối này để làm quà cho những người bạn Pháp của mình.

Vị Công Tôn Nữ cuối cùng nắm giữ bí quyết may gối trong cung triều Nguyễn, được vua Bảo Đại hết sức ưng ý - Ảnh 4.

Cụ Huệ từng may gối cho vua Bảo Đại.

Thời còn ở trong cung, những chiếc gối của cụ Huệ làm ra đều được công nhận như vậy. Khi không còn Đức Từ Cung cũng như đất nước thời bấy giờ nhiều biến động, cụ Huệ đã về lại làng Hương Cần sống với tuổi già và gắn bó với nghề làm gối cho đến tận bây giờ.

Mỗi chiếc gối cụ Huệ làm xong sẽ được bán với giá 1,8 triệu đồng. Nhiều người cho rằng mức gia đó không quá cao so với công sức mà cụ bỏ ra. Tuy nhiên, điều mà cụ Huệ trăn trở nhất chính là nghề làm gối trái dựa có quá ít người biết đến cũng như chưa có chính sách bảo tồn.

Vị Công Tôn Nữ cuối cùng nắm giữ bí quyết may gối trong cung triều Nguyễn, được vua Bảo Đại hết sức ưng ý - Ảnh 5.

Những chiếc gối do cụ làm ra có giá 1,8 triệu đồng.

Cụ Huệ cũng chia sẻ rất lo lắng sẽ không có ai nối nghiệp. Hiện trong nhà cụ có con dâu và cháu mới bắt đầu làm nhưng để có chiếc gối thật sự đẹp thì cụ Huệ cũng vẫn phải là người làm chính. Hơn thế nữa, hiện thị trường cũng rất ít người mua gối này, chủ yếu là trưng bày nên đây cũng là lý do khiến lớp trẻ ít quan tâm tới nghề này.

Từng trả lời một cuộc phỏng vấn của VTV, con dâu của cụ Huệ là bà Liền cho biết hoàn thiện một chiếc gối cần nhiều thời gian và công sức, vì vậy đây không phải là nghề chính mang lại thu nhập cho gia đình. Nhưng hơn ai hết, bà Liền hiểu được vì sao mẹ mình kiên quyết giữ nghề. “Mẹ chồng tôi là người Hoàng gia, bà là người rất hoài cổ, hay nhớ về cội nguồn, cho nên làm gối dựa để nhớ ngày xưa”.

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *