Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của ngành ngân hàng, theo thống kê của FiinGroup, đạt 14,9%.
Vietcombank dẫn đầu khối ngân hàng niêm yết (26 ngân hàng) được dự báo lạc quan về tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2021, với thu dịch vụ gồm bancassurance khởi sắc
Nhóm phân tích dữ liệu của Fiin Group cho rằng mức tăng trưởng mà các ngân hàng đạt được nhờ sự cải thiện lợi nhuận không chỉ từ hoạt động tín dụng, đầu tư và kinh doanh chứng khoán nợ, bao gồm trái phiếu doanh nghiệp và đặc biệt là thu nhập dịch vụ thanh toán được cải thiện.
Mức 12-14% tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trong năm của ngành này, so với nhiều lĩnh vực, ngành trong nền kinh tế, được đánh giá là vô cùng tích cực trong bối cảnh trừ khu vực phi tài chính, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, xuất khẩu… tuy còn giữ được tăng trưởng nhưng vẫn thấp, và nhiều ngành hàng đã đuối sức bởi COVID-19.
Cả năm 2020, lợi nhuận sau thuế của khối ngân hàng niêm yết vẫn tăng trưởng mạnh ở mức 16,1%. Tổng thu nhập hoạt động tăng 12,8% còn chi phí dự phòng rủi ro tăng 19,7% so với năm 2019 (nguồn: FiinGroup)
Tuy nhiên theo một thống kê trước đó của SSI Reseach, ngành ngân hàng năm 2020 chỉ đạt tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ước khoảng 9% đối với khối ngân hàng thương mại cổ phần và khoảng 6% với khối ngân hàng có vốn Nhà nước.
SSI Research nhận định triển vọng chung của ngành ngân hàng trong 2021 tốt hơn so với ước tính trước đây do ít bị ảnh hưởng từ đợt bùng phát thứ hai của dịch COVID-19. Đồng thời điều chỉnh tăng ước tính lợi nhuận trước thuế cho các ngân hàng nghiên cứu cho năm 2020 và 2021 lần lượt đạt 110.700 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ và 129.300 tỷ đồng, tăng 17%.
Dữ liệu của FiinGroup hiện cho những con số và dự báo lạc quan hơn. Trên đà tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 14,9% năm 2020, FiinGroup dự báo ngành ngân hàng sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ở mức 18,2%.
Triển vọng tích cực này được dự báo đến từ cả hoạt động tín dụng cũng như tiếp tục câu chuyện về doanh thu dịch vụ trong đó đặc biệt là bán thu nhập bán chéo bảo hiểm (bancasurance) của nhiều ngân hàng, nhất là các ngân hàng lớn như Vietcombank (VCB), Vietinbank (CTG), Á Châu Bank (ACB), Maritime Bank (MSB) và HDBank (HDB).
Năm 2021, lợi nhuận kế toán của 12/26 ngân hàng niêm yết (chiếm 86,3% vốn hóa của khối ngân hàng) được dự báo tăng cao hơn so với năm 2020 (18,2% vs. 14,9%) (nguồn: Fiin Group)
Lưu ý rằng cả 5 ngân hàng mà FiinGroup “điểm danh” đều đang sở hữu những hợp đồng độc quyền bancassurance rất lớn trên thị trường, dự kiến mang đến hàng nghìn tỷ đồng chi phí hợp tác ban đầu và cả dòng tiền phí ròng bán chéo bảo hiểm/ doanh thu trong nhiều năm sau. Trong nhóm này, riêng HDB là chưa có hợp đồng khai thác bảo hiểm độc quyền với đối tác song tăng trưởng lãi thuần dịch vụ của năm 2020 trong đó có tỷ trọng đóng góp lớn từ phí bảo hiểm, cộng với chiến lược phát triển dữ liệu khách hàng lớn theo hệ sinh thái đặc quyền ngay từ đầu, giúp HDBank đang rộng cửa để tìm những mảng, miếng có lợi lớn cho mình và thậm chí rất là trong kế hoạch đón đối tác lĩnh vực bảo hiểm.
FiinGroup cũng đưa ra danh sách các ngân hàng được sự báo có lợi nhuận tăng mạnh bao gồm Vietcombank (VCB, 14,9%), BIDV (BID, 41,3%), và VietinBank (CTG, 41,9%); trong khi một số ngân hàng được dự báo chậm lại về tăng trưởng lợi nhuận trong 2021 này bao gồm Techcombank (TCB, 5,1%), VPBank (VPB, 2,8%) và TienphongBank (TPB, 6,7%).
Nhìn chung, được đánh giá lạc quan về tăng trưởng doanh thu dịch vụ, thanh toán đóng góp lớn cho thu nhập của ngành ngân hàng ngày càng cao, và hứa hẹn sẽ cải thiện hơn nữa lợi nhuận trước thuế khối này ở năm 2021, nhưng giới chuyên môn đánh giá, tương lai lạc quan của ngành vẫn phụ thuộc lớn vào hoạt động tín dụng.
Theo TS. Cấn Văn Lực, Kinh tế gia trưởng BIDV, năm 2021, khả năng GDP của Việt Nam có thể tăng 6,5 – 7%. Để thực hiện mục tiêu này, năm 2021, tín dụng tăng khoảng 10 – 15% là hợp lý và cũng đang là các con số mục tiêu, có điều chỉnh linh hoạt theo nhu cầu vốn thực của nền kinh tế mà NHNN đặt ra. Ở mức này, các tổ chức tín dụng sẽ có điều kiện tiếp tục thúc đẩy hoạt động tín dụng, song lợi nhuận chung của ngành gồm cả khối ngân hàng vốn Nhà nước, khối thương mại cổ phần, đều chưa thể lập tức tạo khởi sắc đột biến với kỳ vọng trên 20%.