Thượng Hải vượt Hồng Kông trở thành thành phố đắt đỏ nhất thế giới đối với giới nhà giàu

photo1617954274004 16179542741751064912261

Nếu bạn giàu có, châu Á Thái Bình Dương là nơi đắt đỏ nhất để sinh sống. Thượng Hải vừa vượt Hồng Kông trở thành thành phố đắt đỏ nhất thế giới.

Đó là hai trong số những kết luận chủ chốt của báo cáo về phong cách sống xa xỉ được Julius Baer công bố hôm nay (9/4). Báo cáo cũng nhận định một phần nguyên nhân là do khu vực châu Á Thái Bình Dương đã nhanh chóng hồi phục sau đại dịch. Ngược lại, Mỹ lại là nơi dễ chịu nhất bởi đồng USD và đôla Canada xuống giá trong khi các đồng tiền Mỹ Latinh khác lao dốc mạnh.

Các thành phố châu Á trở nên đắt đỏ hơn một phần bởi “ở đó Covid-19 không trở thành đại dịch nghiêm trọng như các thành phố khác trong chỉ số”, Rajesh Manwani, lãnh đạo của Julius Baer cho hay.

Thượng Hải vượt Hồng Kông trở thành thành phố đắt đỏ nhất thế giới đối với giới nhà giàu - Ảnh 1.

Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã quét qua toàn bộ thế giới và khiến nhiều người thất nghiệp lại làm giàu cho giới nhà giàu. Đặc biệt tài sản của các tỷ phú trong làng công nghệ đã tăng mạnh bởi các lệnh phong tỏa đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số đối với mọi hành vi, từ mua sắm, học tập đến kết nối xã hội.

Tổng cộng tài sản của 500 người giàu nhất thế giới đã tăng thêm 1.800 tỷ USD trong năm ngoái. Elon Musk (ông chủ Tesla) và Jeff Bezos (ông chủ Amazon) là những người có tài sản tăng mạnh nhất theo thống kê của Bloomberg.

Mặc dù ngành du lịch bị tàn phá nặng nề khiến giá phòng khách sạn giảm 9,3% trong năm ngoái, giá vé máy bay hạng thương gia lại tăng 11% – trở thành mặt hàng tăng mạnh nhất. Giá những đôi giày nữ là mặt hàng giảm mạnh nhất – 12%.

Thượng Hải trở thành thành phố đắt đỏ nhất thế giới sau khi giá cả tăng 6% trong năm ngoái, trong khi giá cả ở Hồng Kông đi ngang, theo Mark Matthews, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường châu Á Thái Bình Dương tại Julius Baer. Ở Thượng Hải, giá vé máy bay hạng thương gia đã tăng 82% trong khi giá phòng khách sạn tăng 15%.

Nhìn chung thì giá cả chỉ tăng khoảng 1% so với xếp hạng năm 2020. Người giàu ngày càng có những lựa chọn tỉnh táo hơn, điều sẽ dẫn đến mức giá hợp lý hơn.

Báo cáo tài sản và lối sống toàn cầu của Julius Baer phân tích giá cả của 20 mặt hàng xa xỉ đại diện cho lối sống của nhóm siêu giàu tại 25 thành phố trên khắp thế giới. Để phản ánh những thay đổi do đại dịch, báo cáo năm 2021 đã thay thế các hạng mục như PT (huấn luyện viên cá nhân), chi phí tiệc cưới, botox bằng xe đạp, máy chạy bộ và bảo hiểm sức khỏe.

Tham khảo Bloomberg

An Nguyên

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *