thứ đồ chơi “ma quái” đang tạo ra cơn sốt: Chuyên gia cảnh báo nguy cơ ngộ độc

photo1618644317719 1618644317927824431416

Sáng ngày 17/4, trao đổi với bác sĩ Trần Đại Vĩnh, giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòa Vang, TP Đà Nẵng, về tình hình sức khỏe của 35 học sinh bị ngộ độc do chơi slime (một loại đồ chơi), bác sĩ Vĩnh cho hay tình hình sức khỏe của các cháu đều ổn định.

Trước đó vào trưa ngày 16/4, Bệnh viện Đa khoa Hòa Vang đã tiếp nhận 35 học sinh tiểu học nhập viện do có triệu chứng ngộ độc hô hấp. 35 trường hợp học sinh đến viện trong tình trạng tức ngực khó thở, đau bụng, buồn nôn… vào sáng cùng ngày. Tất cả các học sinh vào cấp cứu đều học tại Trường tiểu học số 1 Hòa Khương (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang).

Theo báo cáo từ nhà trường, nguyên nhân ban đầu được xác định là do chơi slime (một loại đồ chơi) mua tại quán gần trường.

Slime - thứ đồ chơi ma quái đang tạo ra cơn sốt: Chuyên gia cảnh báo nguy cơ ngộ độc - Ảnh 1.

Slime là đồ chơi được nhiều trẻ nhỏ yêu thích.

Slime là một loại đồ chơi khá phổ biến trên thế giới, còn có tên gọi khác là chất dẻo ma quái. Slime có độ dẻo như cao su nhưng lại mềm mại như nước.

PGS.TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, cho hay, slime chứa rất nhiều hợp chất, được sử dụng làm đồ chơi, đất nặn… khá an toàn. Slime có đặc tính mềm, dẻo dai, dễ dàng biến đổi theo hình dạng của vật thể chứa đựng nó.

“Việc sản xuất slime phải tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ. Vì vậy, khi dùng slime không rõ nguồn gốc nguy cơ bị ngộ độc rất cao”, PGS. Côn nói.

Để xác định nguy cơ ngộ độc đến từ chất nào trong slime, mẫu slime đó cần phải mang đi phân tích. Vì bản thân slime là hỗn hợp của nhiều chất khác nhau.

Một số nguy cơ ngộ độc slime được PGS. Côn liệt kê như: Nguy cơ ăn mòn da do các chất tạo dẻo hoặc chất rắn tạo dẻo gây ra; một số trường hợp có triệu chứng đường hô hấp là do các dung môi dẻo, chất tạo màu… có khả năng bay hơi.

Nếu slime làm bằng Baking soda – một chất tẩy rửa mạnh – slime có thể gây bỏng da tay. Trường hợp slime được cho thêm phẩm màu trong danh mục không được cho phép của Bộ Y tế có thể gây ra tổn thương gan, thận…

Ngoài ra, một số chất ảnh hưởng tới sức khỏe thường có trong slime trôi nổi không có nguồn gốc có thể kể tới như: Triclosan, Aspartame, Flo, Diethanolamin, Sodium lauryl sulfat, phẩm màu công nghiệp, các hạt vi nhựa, Borax…

PGS.TS Trần Hồng Côn khuyến cáo cần phải tìm slime tại những cơ sở sản xuất uy tín, có nguồn gốc, thành phần rõ ràng in trên bao bì. Việc dùng các slime trôi nổi mua bán trên mạng sẽ luôn tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc.

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *