Thời điểm này không tăng giá điện

photo1617796475390 1617796475571122022119

Quý II hàng năm là thời gian cao điểm của mùa khô, nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng cao. Theo tính toán, nếu nhiệt độ tăng thêm từ 0,5 – 10C thì sản lượng điện tiêu thụ sẽ tăng khoảng 2,5 – 3%. Vì thế, đang xuất hiện những lo lắng về việc giá điện có thể tăng trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, tại thời điểm này không có việc điều chỉnh giá điện. Bộ Công Thương tiếp tục kiên định điều hành giá điện theo Quyết định 648/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ban hành ngày 20/3/2019 về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện.

ÁP LỰC LÊN HỆ THỐNG ĐIỆN ĐÃ GIẢM

Về cơ chế điều chỉnh giá điện, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết hiện nay Bộ Công Thương đang thực hiện theo Quyết định 24/2017/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành ngày 30/6/2017 quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình. Theo đó hàng năm, sau khi kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá bán điện bình quân được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối – bán lẻ điện, điều hành – quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện) so với thông số được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành.

Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh khi thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành. Như vậy, việc điều chỉnh giá điện sẽ căn cứ vào các yếu tố đầu vào.

Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông tin thêm, trong giai đoạn từ năm 2019 đến nay với chính sách ưu đãi của Chính phủ thì hệ thống điện tăng trưởng nhanh về vấn đề công suất. Tính đến cuối năm 2020, công suất hệ thống điện đạt hơn 70.000 MW, đặc biệt, năng lượng tái tạo tăng lên 14.000 MW.

“Trong bối cảnh dịch Covid-19, điện sản xuất và tiêu dùng có giảm đi so với những năm trước nên áp lực lên ngành điện không cao. Mặc dù ngành điện có dự phòng lớn nhưng chúng tôi vẫn theo dõi sát sao, kịp thời chỉ đạo các tổng công ty chuẩn bị các phương án cung ứng điện, đồng thời đầu tư nâng cấp hạ tầng điện. Với sự chuẩn bị như hiện nay, nếu không có trường hợp gì đặc biệt và rất đặc biệt thì ngành điện sẽ đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục trong năm 2021 và những năm tiếp theo”, ông Lâm cam kết.

KHÔNG LO THIẾU ĐIỆN CÁC THÁNG MÙA KHÔ

Trong báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh điện quý I/2021 được EVN công bố ngày 7/4, sản lượng điện thương phẩm toàn EVN quý I đạt 50,81 tỷ kWh, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Công tác điều hành cung ứng điện đã bám sát nhu cầu nhu cầu điện cả nước và tại các khu vực, đảm bảo huy động các loại nguồn điện phù hợp.

Về công tác đầu tư xây dựng, trong quý I/2021, EVN đã đẩy nhanh tiến độ các dự án thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch, đường dây 500kV mạch 3, đường dây 500kV đấu nối Nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 và các dự án 110kV.

Về đầu tư lưới điện, trong quý I/2021, EVN và các đơn vị đã khởi công 27 công trình; hoàn thành đóng điện 27 công trình lưới điện 110 kV đến 500kV (gồm: 3 công trình 500kV, 6 công trình 220kV và 18 công trình 110kV), trong đó có những dự án lưới điện cấp bách như đóng điện tuyến 2 đường dây 500kV đấu nối Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 vào hệ thống điện quốc gia, đóng điện nâng công suất trạm biến áp 500kV Quảng Ninh…

EVN dự kiến, trong tháng 4/2021, sản lượng tiêu thụ điện bình quân ngày toàn hệ thống dự kiến ở mức 713,6 triệu kWh/ngày, công suất phụ tải lớn nhất ước khoảng 38.285 MW. Do đó, mục tiêu vận hành hệ thống điện là tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 và đảm bảo sản xuất, cung ứng điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt người dân; đảm bảo điện phục vụ kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV và kỳ nghỉ lễ 30/4 – 01/5.

Khai thác nhiệt điện than và tua-bin khí theo cấu hình nguồn, nhằm khai thác tối đa có thể năng lượng tái tạo; điều tiết các hồ thủy điện bám sát kế hoạch năm và đảm bảo cấp nước hạ du cho các địa phương. Các Tổng Công ty Phát điện đảm bảo khả dụng các tổ máy cao nhất có thể trong các tháng mùa khô. Vận hành an toàn, tin cậy lưới điện truyền tải, đặc biệt là hệ thống 500kV Bắc – Nam.

Về công tác đầu tư xây dựng, trong tháng 4 và thời gian tới, hoàn thành phát điện thương mại tổ máy 2 dự án thủy điện Thượng Kon Tum; phấn đấu khởi công dự án Thủy điện Ialy mở rộng và dự án Điện mặt trời Phước Thái 2&3; chuẩn bị mặt bằng và các điều kiện để khởi công dự án Cơ sở hạ tầng Trung tâm Điện lực Dung Quất. Đối với dự án đường dây 500kV mạch 3: đôn đốc thi công, phấn đấu đóng điện đoạn Dốc Sỏi – Pleiku 2 trong tháng 4/2021, đôn đốc các đơn vị trong phối hợp bồi thường giải phóng mặt bằng theo công điện 393/CĐ-TTg ngày 29/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ…

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *