Tắc cảng Bờ Tây Mỹ, phí vận tải biển thế giới tăng vọt

photo1617425930010 16174259302211426983552

Khối lượng container được xử lý tại các cảng Los Angeles và Long Beach, bang California – cửa ngõ nhập khẩu hàng hóa từ châu Á, tăng 45% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng tăng thứ 8 liên tiếp. Trong tháng 3, lượng container tại cảng Los Angeles ước tính tăng hơn 80%.

Hàng chục tàu container khác đang phải neo chờ ngoài khơi. Hai cảng nêu trên tiếp nhận khoảng 40% hàng hóa đến Mỹ bằng đường biển nhưng không đủ sức bắt kịp sự bùng nổ nhập khẩu khi người tiêu dùng Mỹ muốn sử dụng khoản hỗ trợ tiền mặt từ chính phủ.

Bùng nổ chi tiêu dùng tại Mỹ khiến lượng hàng nhập khẩu tăng với tốc độ chưa từng thấy, Gene Seroka, giám đốc điều hành cảng Los Angeles, nói.

Tình hình càng thêm phức tạp khi nguy cơ lây lan Covid-19 giữa các công nhân tại cảng càng khiến tốc độ xử lý container thêm chậm. Khoảng 800 công nhân, tương đương hơn 5% tổng số người lao động, tại hai cảng Los Angeles và Long Beach nhiễm Covid-19 trong tháng 2 và 3, theo truyền thông địa phương.

Tắc cảng Bờ Tây Mỹ, phí vận tải biển thế giới tăng vọt - Ảnh 1.

Container tại cảng Long Beach, bang California, Mỹ. Ảnh: Reuters.

Tình trạng tắc nghẽn tàu container dọc Bờ Tây còn khiến tình trạng thiếu hụt container thêm nghiêm trọng và phí vận tải tăng.

Ví dụ, cuối tháng 3, chi phí vận tải hàng hóa từ Trung Quốc đến Bờ Tây là khoảng 5.000 USD/container 40 foot, công ty số liệu thị trường Freightos tại Hong Kong cho biết.

Giá khởi điểm tăng gần 250% so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh thiếu hụt container. Chi phí vận tải từ châu Âu đến Bờ Tây lên gần gấp đôi.

Trong khi đó, sự ùn tắc tàu ở California đang ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp. Nike, trụ sở bang Oregon, Mỹ, đối mặt nguy cơ nhận hàng từ châu Á chậm 3 tuần hoặc hơn. Trong quý tài chính thứ 3 kết thúc vào tháng 2, doanh thu toàn cầu của Nike tăng 3% so với một năm trước nhưng những số liệu quan trọng tại Bắc Mỹ đều giảm 10% do gián đoạn cung ứng sản phẩm.

Tại Trung Quốc, hoạt động sản xuất phục hồi nhanh hơn do nước này mạnh tay trấn áp Covid-19 sớm hơn. Trong kỳ nghỉ tết Âm lịch hồi tháng 2, Trung Quốc chỉ đạo hạn chế đi lại để tránh Covid-19 lây lan. Nhiều công nhân quyết định không về quê, đồng nghĩa những nhà máy vốn nhàn rỗi trong kỳ nghỉ vẫn hoạt động bình thường.

Để ứng phó những thách thức hiện tại liên quan chuỗi cung ứng, nhiều công ty đã chuyển sang vận tải hàng không – với chi phí cao hơn vận tải biển 8 – 10 lần, Jon Gold, phó chủ tịch chuỗi cung ứng và chính sách hải quan tại Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia, Washington, Mỹ, nói.

Gold dự báo phần chi phí tăng thêm sẽ được tính vào giá sản phẩm. Trong trường hợp đó, chi tiêu dùng có thể chịu ảnh hưởng.

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *