Suốt 7 năm đi học không bị chấm điểm và những điều thú vị về nền giáo dục của “quốc gia hạnh phúc” Na Uy

photo1616668249786 1616668250654195292396

Hệ thống giáo dục ở Na Uy

Na Uy là một trong những quốc gia phát triển trên thế giới. Đất nước này lọt top 4 quốc gia đi đầu thế giới về nguồn ngân sách cho giáo dục. Năm 2014 là 6,2% dành cho giáo dục tiểu học đến đại học. Chính vì thế, Chính phủ trợ cấp gần như toàn bộ chi phí cho các cấp học. Ngoài ra, vẫn có những chương trình đào tạo, các trường đại học tư nhân và thu phí.

Chính phủ Na Uy đặc biệt chú trọng giáo dục tiểu học và trung học. Bởi đây là giai đoạn cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhận thức cho học sinh trước khi bước vào đại học. Đây cũng là hai cấp học bắt buộc với trẻ.

Tại Na Uy, hệ thống giáo dục được chia làm 3 cấp:

– Barneskole (tiểu học): Lớp 1-7, tuổi từ 6-13;

– Ungdomsskole (trung học cơ sở): Lớp 8-10, tuổi từ 13-16;

– Videregående skole (trung học phổ thông): Grades VG1-VG3, tuổi từ 16-19.

Những điều thú vị về nền giáo dục của Na Uy

7 năm tiểu học trẻ không bị chấm điểm

Ở lớp 1, trẻ dành phần lớn thời gian để chơi các trò chơi giáo dục và học một số kiến thức cơ bản như: bảng chữ cái, phép cộng và phép trừ, các kỹ năng và tiếng Anh.

Từ lớp 2 đến lớp 7, học sinh học nhiều môn học khác nhau: từ tiếng Anh, Toán tới các môn khoa học, tôn giáo, mỹ thuật, âm nhạc, địa lý, lịch sử và khoa học…

Suốt 7 năm đi học không bị chấm điểm và những điều thú vị về nền giáo dục của quốc gia hạnh phúc Na Uy - Ảnh 1.

Trẻ lớp 1 dành nhiều thời gian để chơi, học 1 số kiến thức cơ bản. (Ảnh minh họa)

Quan trọng hơn cả, ở cấp tiểu học, trẻ em sẽ không có điểm chính thức. Thay vào đó, giáo viên sẽ viết ra những ý kiến của mình hoặc các điểm số không chính thức để đánh giá sự tiến bộ của mỗi đứa trẻ. Đương nhiên, phụ huynh sẽ xem được.

Ở Na Uy không có trường chuyên, lớp chọn. Cờ đỏ, sổ ghi đầu bài cũng không xuất hiện ở trường học của đất nước Bắc Âu. Những đứa trẻ thậm chí còn không phải đối mặt với những bài kiểm tra bắt buộc. Cả năm học gần như chỉ có 1 kỳ thi vào dịp cuối năm. Bảng xếp hạng hay các cuộc thi cũng không nhằm đánh giá, so sánh các học sinh với nhau.

Suốt 7 năm đi học không bị chấm điểm và những điều thú vị về nền giáo dục của quốc gia hạnh phúc Na Uy - Ảnh 2.

Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở là miễn phí và bắt buộc, dựa trên nguyên tắc giáo dục bình đẳng và thích ứng cho tất cả mọi người trong một hệ thống trường học toàn diện hòa nhập.

Các hoạt động ngoài trời được khuyến khích

Na Uy luôn lọt top những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới nhiều năm liền. Một trong những yếu tố giúp người dân đạt được sự hài lòng này phải kể tới cảnh quan sống lý tưởng giúp họ thêm hào hứng tham gia các hoạt động ngoài trời. Dù thời tiết giá rét cũng không ngăn cản được họ.

Và trẻ nhỏ ở Na Uy cũng được nuôi dạy với triết lý ấy. Các hoạt động ngoài trời được khuyến khích, không chỉ giúp trẻ trở nên năng động mà còn có một sức khỏe tốt.

Suốt 7 năm đi học không bị chấm điểm và những điều thú vị về nền giáo dục của quốc gia hạnh phúc Na Uy - Ảnh 3.

Các hoạt động ngoài trời được khuyến khích. (Ảnh minh họa)

Nghiên cứu cho thấy các trò chơi ngoài trời có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và xương, củng cố khả năng miễn dịch, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường, bệnh tim và béo phì.

Coi trọng tự do và tự giác

Ở đất nước hạnh phúc này, sự tự do được đề cao. Nếu như học sinh ở phương Đông bị cấm đoán không ít, thì ở Na Uy giáo viên, phụ huynh gần như chỉ làm nhiệm vụ định hướng. Cấm nói chuyện riêng, cấm mang điện thoại tới lớp, cấm la cà tụ tập sau giờ học… gần như không có trong bảng nội quy ở các trường học tại đây.

Học sinh ở Na Uy từ sớm đã được giáo dục để hiểu được trách nhiệm của bản thân. Do đó, dù không có thầy giám thị, có cờ đỏ… giám sát gắt gao vẫn ý thức được nhiệm vụ của bản thân là học tập.

Suốt 7 năm đi học không bị chấm điểm và những điều thú vị về nền giáo dục của quốc gia hạnh phúc Na Uy - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, người dân ở đây có ý thức tự giác rất cao. Có một khoảng thời gian Na Uy mở cửa các tuyến metro mà không cần người kiểm vé, soát vé. Thế nhưng, người dân vẫn không có ý định lậu vé, thực hiện nghiêm túc theo quy định. Điều này cũng giúp những đứa trẻ ở quốc gia hạnh phúc ý thức được và noi theo.

Cảm xúc của học sinh được đề cao

Chuyện giáo viên đặt câu hỏi rồi gọi 1 vài học sinh lên trả lời khá phổ biến ở các lớp học phương Đông. Tuy nhiên, Na Uy thì không!

Suốt 7 năm đi học không bị chấm điểm và những điều thú vị về nền giáo dục của quốc gia hạnh phúc Na Uy - Ảnh 5.

Học sinh Na Uy ít khi bị giáo viên gọi trả lời nếu họ không sẵn sàng. (Ảnh minh họa)

Ở đất nước này, cảm xúc, lòng tự trọng của học sinh được tôn trọng. Chính vì thế, các em sẽ không bị “chỉ mặt đặt tên” lên bảng làm 1 bài tập mà các em chưa sẵn sàng. Thầy cô rất ít khi chỉ định 1 ai đó trả lời hoặc lên bảng khi họ không sẵn sàng. Và nếu ý kiến của học sinh nếu có không đúng cũng không bao giờ bị sỉ vả, chê trách.

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *