Chia sẻ tại tọa đàm Triển vọng thị trường bất động sản 2021 mới đây, TS. Sử Ngọc Khương – Giám đốc cấp cao, Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam – đã chia sẻ quan điểm về câu chuyện sốt đất hiện tại liệu có khả năng dẫn đến tình trạng bong bóng bất động sản .
“Câu chuyện bong bóng bất động sản gần nhất làm trì trệ cả một nền kinh tế là vào giai đoạn những năm 2011 – 2012. Thời điểm ấy, room tín dụng vào khu vực bất động sản lên tới 35% – 40%, lãi suất ngân hàng tăng từ 12% lên 20%/năm chỉ sau một đêm. Thuở ấy, đăng ký được 1 phiếu mua căn hộ xong đứng ra ngoài đã bán được 5.000 USD“, TS. Khương cho biết.
Trong những năm 2011 – 2012, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lần lượt ở mức 6,2% và 6,3%, theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (World Bank). Những dự án đầu tư vào bất động sản thời điểm đó cũng không thực sự nhiều. Căn hộ khoảng 2.500 – 3.000 USD/m2, theo lời ông Khương là mức giá “kinh khủng lắm”, nhưng được “sang tay” rất nhanh.
“Cứ bỏ cọc khoảng 10%, cọc khoảng 25.000 USD/căn, khoảng tháng sau có 50.000 USD“, TS. Khương kể lại.
Bất động sản 2021: Từ sốt đất có chuyển thành bong bóng?
TS. Sử Ngọc Khương – Giám đốc cấp cao, Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam. Ảnh cắt từ clip.
Quay lại câu chuyện bất động sản của năm 2021, vị giám đốc cấp cao của Savills cho rằng có nhiều yếu tố để tình trạng sốt đất hiện tại khó chuyển thành bong bóng.
1- Tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát dưới 20%.
2- Lãi suất cho vay hiện kiểm soát rất tốt ở mức 9% – 11%/năm, lãi suất tiền gửi khoảng 5% – 6%/năm.
3- Nguồn cung trên thị trường thực sự đang khan hiếm, nhưng điều đó không có nghĩa người mua sẽ có hành vi tương tự cách đây 10 năm.
“Họ rất thông thái”, TS. Khương nói về người tiêu dùng Việt của ngày nay.
“Giả sử tốc độ tăng trưởng của chúng ta vẫn như bây giờ, các điều kiện về tín dụng, room tín dụng, lãi suất không đổi…, tôi nghĩ trong ngắn hạn từ nay đến cuối năm, không có chuyện bong bóng”.
Nhìn xa hơn, trong năm 2022, TS. Khương cho rằng với các đô thị lớn như TPHCM và Hà Nội, việc thiếu nguồn cung mới trong bối cảnh dân số đô thị đạt ngưỡng 10 triệu người, cung không đáp ứng đủ cầu là có thật. Và chuyện tăng giá bất động sản không mang ý nghĩa giá trị “bong bóng” đẩy lên, mà bởi không có hàng bán.
“Quay lại câu chuyện bong bóng, thực ra có đâu mà bong bóng. Nguồn cung không có, người ta mua thì để ở. Những cặp vợ chồng trẻ từ các tỉnh về sống và học tập hay những người sống nhiều thế hệ trong một gia đình, nhu cầu nhà ở là rất lớn, và bài toán nhà ở là bài toán nhức nhối nhất của các đô thị trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam”.
“Việc “bong bóng” các bạn thấy có thể cao so với thu nhập bình quân đầu người, nhưng nhu cầu họ có. Tức, câu chuyện bong bóng ở góc độ cầu là không có“, TS. Khương nios.
Ở góc độ đầu tư, trong lịch sử, ở các thời kỳ chiến tranh, loạn lạc, dịch bệnh, khủng hoảng tài chính…, các kênh và các quỹ đầu tư sẽ chuyển sang các loại hình trú ẩn khác như vàng và bất động sản. Đối với Việt Nam, lãi suất ngân hàng đang ở mức 5% – 6%/năm. Vàng không phải ai mua cũng đem về nhà được.
Với một người dành dụm được 1 tỷ đồng sau 10 năm tốt nghiệp đại học chẳng hạn, thì giữa việc mua miếng đất hay gửi ngân hàng lấy lãi 5 – 6%/năm, họ chọn kênh đầu tư sôi động là việc dễ hiểu
Người ta có 1 tỷ, tốt nghiệp ĐH sau 10 năm dành 1 tỷ là rất to. Mua miếng đất gửi NH 5-6% thì việc chuyển vào đất thấy sôi động là lq câu chuyện chuyển kênh tiền sang kênh đầu tư dự trữ.
“Tại thị trường Châu Á, Đông Nam Á nói riêng, Việt Nam là một trong những quốc gia mà nguồn tiền tích trữ trong đất rất lớn“, TS. Khương nói.