Thứ mà bạn theo đuổi suốt cuộc đời này là gì?
Suy cho cùng thì thứ mà một người theo đuổi chính là hạnh phúc và niềm vui.
Vậy thì làm sao để hạnh phúc và vui vẻ? Đáp án của nhiều người là “có tiền”.
Vì tiền, chúng ta bôn ba để rồi kiệt quệ cả về thể chất và tinh thần, nhưng kết quả là hạnh phúc chưa thấy đâu mà đau khổ, lo âu lại ngày một tăng.
Thực ra, tiền bạc chỉ có thể quyết định cuộc sống ở một phần nào đó, muốn sống một cuộc sống hạnh phúc và thanh thản, có hai việc quan trọng hơn kiếm tiền mà bạn cần phải biết.
Chuyện thứ nhất: duy trì một cơ thể khỏe mạnh
Chỉ khi cơ thể khỏe mạnh, bạn mới có thể tràn đầy nhiệt huyết vào cuộc sống, yêu thương cuộc sống. Thời gian đi làm thì nỗ lực làm việc, thời gian nghỉ ngơi thì vui chơi giải trí, có gia đình rồi thì trò chuyện với chồng con, sống một cuộc sống với niềm hạnh phúc đơn giản nhất.
Không có sức khỏe, có cho bạn nhiều tiền tới đâu, cho bạn nhà to xe đẹp tới đâu thì cũng có ích gì? Dù bạn có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn, nhưng một khi cơ thể mệt mỏi, bạn rất khó có thể cảm nhận được niềm vui này.
Ở Trung Quốc có một tin tức như này, có người rải đầy tờ 100 tệ (khoảng 400 ngàn) ở hành lang bệnh viện, nguyên nhân là bởi sau một lần đi khám, anh bất ngờ phát hiện mình mắc bệnh nan y, không thể chữa được nữa, với anh lúc này, bao nhiêu tiền đi nữa cũng chỉ là những tờ giấy trắng, không có chút ý nghĩa nào.
Tin rằng mỗi chúng ta khi mệt mỏi cần đi khám sức khỏe đều sẽ có đủ mọi thứ kịch bản trong đầu, không biết mình có bị bệnh gì không, bệnh đó có nghiêm trọng hay không? Và cũng chỉ có những lúc như vậy mới hiểu ra rằng: sống, nhưng phải sống cho khỏe mạnh, quả thực quan trọng hơn bất cứ điều gì.
Vì vậy, những thói quen xấu như thức khuya, hút thuốc, không ăn sáng, ngồi lâu không chịu vận đông, uống rượu bia… nếu có thể hãy thay đổi, bớt rượu bia thuốc lá lại, không có việc gì thì đi ngủ sớm, có thời gian rảnh rỗi thì đi chạy bộ, hoặc ra ngoài đi dạo, thả lỏng thư giãn cơ thể, ngoài giờ làm thì để đầu óc nghỉ ngơi, sống chậm lại, tận hưởng cuộc sống trước mắt.
Chuyện thứ hai” duy trì tâm lý khỏe mạnh
Cơ thể con người và trạng thái tinh thần có một mối liên hệ vô cùng khăng khít, nếu trong lòng chúng ta chất chứa quá nhiều tâm sự, tích tụ quá nhiều những cảm xúc không tốt, nhưng lại không muốn đối diện trực diện với nó, vậy thì cơ thể của chúng ta tự nhiên sẽ thay ta thể hiện nó ra bên ngoài.
Chẳng hạn như da dễ bị dị ứng, sau đó sẽ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, nghiêm trọng hơn sẽ gặp các vấn đề về hệ thống miễn dịch, nghiêm trọng hơn nữa là gây ra tâm lý hoảng sợ, lo lắng, trầm cảm, để rồi cứ lặp lại như một vòng luẩn quẩn, tâm trạng không tốt – mệt mỏi – bất an – tâm trạng không tốt. Rất nhiều bệnh tật thực ra đều có liên quan đến cảm xúc.
Vậy làm thế nào để quản lý và đối phó với cảm xúc?
Trước tiên, đừng phủ định cảm xúc của mình, đừng đè nén nó, bởi lẽ mỗi một loại cảm xúc, chúng đều là cách thức tồn tại của chúng ta, ta cần cảm ơn nó khiến chúng ta sống an toàn cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên, đừng để cảm xúc khống chế chúng ta, bởi nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống.
Nếu bạn có nhiều tâm sự không vui, bạn rất mệt mỏi, chán nản, lo âu, vậy thì dù là trong công việc hay cuộc sống bạn cũng sẽ không thể nào đưa bản thân vào được trạng thái tốt nhất.
Bất kể là học tập hay làm việc cũng cần phải thư giãn, tĩnh tâm lại và tập trung cho nó, có vậy mới thu được kết quả như mong muốn. Trong khi, nếu bạn cứ vừa học, vừa làm vừa nghĩ “tôi vô dụng, tôi chẳng làm được gì”, “tương lai tôi thật mờ mịt” … vậy thì kết quả ra sao không cần nghĩ cũng biết.
Trong một xã hội có tính cạnh tranh cao và hối hả như hiện nay, còn chưa cần đối phương động thủ, bạn có lẽ đã tự đánh gục mình trước. Vì vậy rất nhiều khi, chúng ta hoàn toàn không phải là thất bại vì người khác, mà là bại bởi chính mình: bại bởi tâm lý yếu đuối, bại bởi những cảm xúc tiêu cực của chính bản thân.
Nghiên cứu tâm lý học cho thấy, mối quan hệ ban đầu nhất của bất cứ ai, tức là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có ảnh hưởng rất lớn tới tính cách của con cái và cách chúng đối nhân xử thế. Nếu cha mẹ luôn giáo dục con cái bằng cách phê bình, chỉ trích, mắng mỏ, khi con cái trưởng thành, chúng sẽ nội tâm hóa phương thức giáo dục của cha mẹ, cụ thể là chúng sẽ luôn: phủ định bản thân, đe dọa và phê phán bản thân.
Thực ra, thứ kéo xa khoảng cách giữa người với người, không phải nằm ở IQ, IQ của người bình thường chúng ta thực ra không khác nhau là mấy; cũng không phải vấn đề của thiên phú, người có thể dùng tới thiên phú không hề nhiều; lại càng không phải là sự “kiên trì”, mà là ở màu sắc tâm hồn.
Màu sắc tâm hồn của bạn tươi sáng, bạn luôn vui vẻ, lạc quan, nền nã, ung dung tự tin, hay màu sắc tâm hồn của bạn là màu tối, bạn luôn căng thẳng lo âu, u uất, sợ hãi, tự ti? Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới công việc, tình cảm và cả cuộc sống.
Nếu bạn có một tâm thái tốt, tự tin với chính mình, khẳng định giá trị bản thân, biết cách quản lý cảm xúc của mình, vậy thì dù có gặp vấn đề, bạn đều có thể dễ dàng giải quyết, bởi lẽ sâu trong lòng mình, bạn đều luôn tin rằng: tôi có thể, tôi xứng đáng.
Nếu tâm thái của bạn không tốt, cảm xúc dễ bị kích động, một chút vấn đề cỏn con cũng có thể khiến bạn thất vọng, chán nản, vậy thì bạn rất dễ đưa ra những quyết định sai lầm; giả sử bạn có thói quen phủ định bản thân, không thể tĩnh tâm lại để làm việc, vậy thì dù có nỗ lực tới đâu, bạn cũng sẽ không thu lại được kết quả gì.
Yang Jing nói: “Chúng ta từng rất mong mỏi sóng gió của số phận, sau cùng mới phát hiện ra rằng: Phong cảnh tuyệt vời nhất của đời người lại là sự tĩnh lặng và ung dung trong nội tâm. Chúng ta từng khao khát thế giới công nhận mình, sau cùng mới phát hiện ra rằng: thế giới là chính bản thân, chẳng liên quan gì tới người khác.”
Có thể thấy, trạng thái tâm hồn bình yên là một trong những nhân tố quyết định liệu bạn có thể phát huy bản thân và đạt được thành tích hay không; một tâm thái tốt giúp bạn vui vẻ làm việc rồi từ đó tạo ra một cuộc sống hạnh phúc.
Tâm lý học nói, thế giới có 3 kiểu quan hệ: quan hệ giữa tôi và thế giới, quan hệ giữa tôi và người khác, quan hệ giữa tôi và chính mình. Mối quan hệ xếp thứ nhất nên là “quan hệ giữa tôi và chính mình”. Chỉ khi quan hệ giữa bạn và chính mình trở nên tốt hơn, bạn mới có thể hòa giải với thế giới, mới có thể tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với người khác.
Vì vậy từ ngày hôm nay, chúng ta phải học cách làm sao “kinh doanh” cho tốt mối quan hệ với chính mình, làm sao “kinh doanh” cho tốt mối quan hệ với thế giới và với cả những người xung quanh, đồng thời học cách làm sao để đối mặt với các vấn đề của cuộc sống.
Nhà tâm lý học Adler nói rằng: “Người may mắn dùng tuổi thơ để chữa lành một đời, người bất hạnh dùng cả đời để chữa lành tuổi thơ.”
Nếu bạn cũng có những tổn thương thời thơ ấu với nhiều cảm xúc bị che giấu, khi còn nhỏ không thể tự chữa lành cho mình, vậy thì hãy học cách tự chữa lành khi lớn lên. Cha mẹ không có khả năng cho chúng ta sự khẳng định, chấp nhận và tán thành, vậy thì khi lớn lên, hãy tự cho mình sự khẳng định, chấp nhận và tán thành đó.
Cơ thể con người cần các chất dinh dưỡng, và tâm hồn cần được nuôi dưỡng như vậy. Chúng ta phải học cách chấp nhận bản thân vô điều kiện, trở thành người quan trọng của chính mình, học cách có thái độ tốt, cách quản lý cảm xúc, cách nuông chiều và động viên bản thân, cách chữa lành và chấp nhận bản thân.
Vào một ngày nào đó, khi bạn có thể nói chuyện với chính mình nhẹ nhàng như một người bạn thân; khi gặp vấn đề, bình tĩnh phân tích, nhẹ nhàng xoa dịu cảm xúc, động viên bản thân một cách yêu thương, đồng hành một cách chân thành và chấp nhận bản thân vô điều kiện…
Khi bạn có thể làm được điều đó, bạn cũng có thể dùng ngữ điệu như vậy để nói chuyện với người xung quanh, dùng phương thức tương đồng đối xử với người khác, dần dần tạo nên quan hệ tốt đẹp với người khác, vừa đem lại cảm xúc tích cực giá trị cho thế giới, vừa khiến bạn cảm thấy sinh mệnh thật đáng giá.
Sống ở đời, thay đổi trước giờ chưa bao giờ là chuyện dễ dàng, trưởng thành cũng không phải chuyện chỉ trong một đêm. Chữa lành tâm hồn bị tổn thương, có người cần vài tháng, có người cần vài năm, nhưng cũng có người cần cả đời.
Nhưng chỉ cần chúng ta sẵn sàng đi học hỏi, sẵn sàng đi điều chỉnh, bạn sẽ phát hiện trên trên quỹ đạo của sự sống, ở mỗi một giai đoạn bạn sẽ có một cảm ngộ khác nhau, dần dần, bạn sẽ thu được một bản thân trí tuệ hơn, tự tin hơn, mạnh mẽ và tràn đầy nhiệt huyết hơn.
Cuộc sống vốn dĩ rất khó khăn, chúng ta phải học cách đối đãi với bản thân theo một cách khác, dịu dàng hơn, ấm áp hơn, kiên định hơn, học cách chấp nhận bản thân, thương xót bản thân, tin tưởng vào bản thân, nỗ lực để sống vui vẻ và hạnh phúc theo cách của chính mình.
Tôi tin là bạn có thể làm được!
Sống lâu nhờ mẹo “xoè bàn tay, đếm ngón tay” kéo dài 5.000 năm của người Nhật: Kì diệu, dễ thực hiện!