Li Xun một youtuber người Đài Loan, có nhiều video chia sẻ về bí quyết tiết kiệm tiền, đầu tư và quản lý tài chính. Anh không lớn lên trong một gia đình giàu có, không có nền tảng tài chính từ trước nhưng đã tiết kiệm được 1 triệu tân đài tệ (khoảng 810 triệu đồng) trước tuổi 25.
Qua kinh nghiệm của bản thân, bắt đầu tiết kiệm tiền từ khi còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, Li Xun đã đưa ra quy tắc quản lý tài chính hiệu quả cho người mới ra trường đi làm như sau:
Mục Lục
Quy tắc 6-3-1 cho người mới làm quen với quản lý tài chính
Tiết kiệm tiền và vui vẻ, hạnh phúc với cuộc sống hạn chế chi tiêu không phải là điều dễ dàng ai cũng làm được. Chính vì thế bạn phải có thời gian làm quen dần dần. Quy tắc 631 là quy tắc lý tưởng dành cho người mới làm quen với quản lý chi tiêu.
Theo quy tắc này, dù mức lương của bạn nhiều ít ra sao, hãy phân bổ nó thành 3 phần:
– 60% lương dành cho chi phí sinh hoạt, bao gồm tất cả các khoản tiêu dùng.
– 30% lương dành để tiết kiệm. Khi số tiền tiết kiệm này đã đạt được con số nhất định, bạn có thể tiếp tục chia nhỏ nó ra thành 2 phần. 15% để tiết kiệm và 15% để đầu tư. Đầu tư là một cách giúp quỹ tiết kiệm của bạn tăng nhanh hơn nhiều lần.
– 10% còn lại dành cho đề phòng rủi ro, chủ yếu là mua bảo hiểm. Không may bị ốm hoặc gặp tai nạn, bạn sẽ phải chi trả phí y tế khá đáng kể. Nếu không có bảo hiểm hỗ trợ, bạn sẽ phải dùng đến tiền tiết kiệm của mình.
Trường hợp những người mới đi làm, dường như 60% chi phí tiêu dùng vẫn là chưa đủ. Thực tế lúc này 10% đề phòng rủi ro có thể được lên kế hoạch sau. Bạn hãy phân bổ 10% ấy cho 2 quỹ còn lại, được kết quả 65% lương dành cho mục đích tiêu dùng và 35% để tiết kiệm.
Có một điểm mấu chốt mà bạn cần nhớ đó là quỹ tiết kiệm không bao giờ được thấp hơn 30%, nếu không tốc độ tiết kiệm tiền của bạn sẽ rất chậm.
Quy tắc 4-3-3 cho giai đoạn sau
Sau khi đã có khoảng thời gian làm quen với quản lý tài chính và ý thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền, bạn có thể chuyển sang quy tắc 433.
Theo đó 40% đầu tiên bạn hãy dành để đầu tư sinh lời, 30% tiếp theo phục vụ việc tiết kiệm và 30% còn lại mới là để chi dùng.
Bạn đừng nghĩ rằng 30% cho tiêu dùng là thấp. Phần vì đã quen với các phương án chi tiêu tiết kiệm, bạn sẽ không còn quá nhiều ham muốn mua sắm. Phần nữa khi mức lương tăng lên, 30% lương lúc này không còn giống 30% lương lúc đầu nữa.
Trong giai đoạn này, công việc và cuộc sống của bạn đã ổn định hơn, cũng như bạn đã có được món tiền tiết kiệm nhất định. Ưu tiên hàng đầu khi đó không phải là tiết kiệm nữa mà là đầu tư. Có những kế hoạch đầu tư sáng suốt sẽ giúp tài sản của bạn tăng lên nhanh chóng.
Phân bổ tiền lương là yếu tố mấu chốt
Dẫu sử dụng quy tắc nào thì việc phân bổ tiền lương cũng là yếu tố mấu chốt giúp bạn tiết kiệm được tiền. Tránh trường hợp chi dùng quá mức, dù lương cao nhưng chẳng tiết kiệm nổi đồng nào. Bạn có thể sử dụng nguyên tắc phân bổ nêu trên với các nguồn thu nhập khác nhau, không nhất thiết phải là với tiền lương.
Theo Storm