Những cuộc khủng hoảng chấn động xảy ra tại kênh đào Suez

photo1617494328334 16174943284581317917701

 

 

Tuyến đường thủy trọng yếu này trước đây đã bị đóng cửa do các cuộc xung đột quân sự liên quan đến Ai Cập và Israel, bao gồm cả những năm sau Chiến tranh Sáu Ngày năm 1967.

 Những cuộc khủng hoảng chấn động xảy ra tại kênh đào Suez - niềm tự hào của Ai Cập - Ảnh 1.

Các cơ sở lắp đặt nhiên liệu trên kênh đào Suez bùng cháy sau cuộc tấn công của máy bay thuộc Phi đội Sea Venom ngày 11/11/1956. Ảnh: AP

Kể từ khi mở cửa vào năm 1869, kênh đào Suez của Ai Cập đã là niềm tự hào dân tộc và là tâm điểm của xung đột quốc tế. Đây là một trong các đường tắt trên biển lớn nhất thế giới, nối liền Biển Đỏ và Địa Trung Hải qua một lối đi hẹp, giúp các chuyến tàu đông-tây tiết kiệm hàng ngàn dặm di chuyển ngoài khơi

Gần đây, một loại khủng hoảng khác đã biến kênh đào Suez thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu. Ever Given, một con tàu container cỡ một tòa nhà chọc trời, đã bị mắc kẹt, chắn ngang kênh đào. Sự tắc nghẽn đã làm ngưng trệ giao thông qua kênh – trị giá hơn 9 tỷ USD mỗi ngày – làm gián đoạn mạng lưới vận chuyển toàn cầu vốn đã phải chịu gánh nặng do đại dịch Covid-19 gây ra. Hàng trăm con tàu chờ qua kênh đã gây ách tắc giao thông trầm trọng. Khi mũi tàu kẹt cứng ở bờ phía đông, các chủ tàu khác đang chọn thực hiện tuyến đường dài quanh Mũi Hảo Vọng.

Gần 19.000 tàu đã đi qua kênh đào Suez trong năm qua, thực hiện hơn 10% thương mại toàn cầu, bao gồm 7% lượng dầu của thế giới. Việc kênh đào ngừng hoạt động trong tuần này mang tính lịch sử; tuy nhiên sự gián đoạn giao thông qua tuyến hàng hải này không có gì xa lạ. Dưới đây là một số sự cố lớn đã đóng hoặc đe dọa đóng cửa kênh đào trong quá khứ.

“Cuộc khủng hoảng Suez”

Năm 1956, tổng thống lúc bấy giờ của Ai Cập là Gamal Abdel Nasser đã quốc hữu hóa kênh đào. Anh, Pháp và Israel can thiệp quân sự và chiếm đóng khu vực kênh đào.

Khi giao tranh diễn ra ác liệt, những con tàu bị chìm đã phong tỏa kênh đào trong nhiều tháng. Mỹ và Liên Xô đã công khai phản đối xung đột quân sự và buộc 3 nước rút quân. Ai Cập mở cửa lại kênh đào vào tháng Ba năm 1957, đây được coi là thắng lợi của chủ nghĩa dân tộc toàn Ả Rập ở khu vực.

 Những cuộc khủng hoảng chấn động xảy ra tại kênh đào Suez - niềm tự hào của Ai Cập - Ảnh 2.

Các con tàu bị đắm tại lối vào kênh đào Suez, tại Port Said, nhìn từ cảng Fuad, Ai Cập ngày 19/11/1956. Ảnh: AP.

Chiến tranh Sáu Ngày năm 1967

Một thập kỷ sau đó, khi Chiến tranh Sáu Ngày bùng nổ giữa Israel và các quốc gia Ả Rập láng giềng năm 1967, Ai Cập đã đóng cửa kênh đào ngăn vận chuyển quốc tế khi các lực lượng Israel tấn công một lần nữa vào khu vực kênh đào và cố thủ ở bán đảo Sinai. Lần này, con kênh đã bị đóng cửa trong tám năm. Chất chứa mìn, vỏ bom và tàu thuyền bị chìm, tuyến đường thủy trở thành chiến hào kiên cố trong chiến tranh. Chỉ sau khi có các cuộc đàm phán hòa bình với Israel, người kế nhiệm của Nasser, Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat, mới mở lại tuyến đường thủy vào năm 1975.

Trong thời gian đóng cửa, hơn một chục tàu chở hàng bị mắc cạn giữa con kênh ở Hồ Great Bitter. Việc con kênh bị đóng cửa đã khiến thế giới chịu thiệt hại thương mại trị giá 1.7 tỷ USD, đồng thời gia tăng chi phí vận chuyển và Ai Cập thiệt hại 250 triệu USD doanh thu phí hàng năm, theo một nghiên cứu của Liên Hợp Quốc.

Việc kênh đào ngừng hoạt động đã buộc các tàu thuyền đi châu Âu phải tránh Suez bằng cách đi vòng qua mũi phía nam của châu Phi, khiến các chủ tàu, theo kinh tế quy mô, phải phát triển các siêu tàu với kích cỡ ngày càng lớn – một xu hướng khiến các con tàu bằng kích cỡ của tàu Ever Given ngày càng phổ biến.

 Những cuộc khủng hoảng chấn động xảy ra tại kênh đào Suez - niềm tự hào của Ai Cập - Ảnh 3.

Binh lính Israel đứng trên một cây cầu bị phá hủy nhìn qua bờ sông Suez Cana của Ai Cập hồi tháng 6/1967. Ảnh: AP

Mục tiêu tấn công của các chiến binh thánh chiến

Kênh Suez chia tách đất liền Ai Cập với bán đảo Sinai, nơi quân đội Ai Cập đã chiến đấu chống lại cuộc nổi dậy kéo dài nhiều năm do một nhánh của nhóm thánh chiến Nhà nước Hồi giáo (IS) lãnh đạo. Bạo lực đã đe dọa lan rộng và làm gián đoạn thương mại toàn cầu. Mùa hè năm 2013, một nhóm phiến quân có trụ sở relojes replicas tại Sinai là Al Furqan Brigades đã tấn công hai tàu qua kênh đào bằng súng phóng lựu, gây thiệt hại nhẹ. Mặc dù nhiều lần tuyên bố tấn công kênh đào, các phiến quân Ai Cập cho đến nay vẫn không thể tác động đến tuyến giao thông hàng hải này.

Các tàu khác mắc cạn

Việc tàu thuyền mắc cạn trước đây đã khiến tuyến đường thủy nhỏ hẹp này bị đóng cửa, khiến việc điều hướng trở nên khó khăn khi tầm nhìn kém. Vụ tai nạn được báo cáo đầu tiên xảy ra vào năm 1937, khi gió mạnh và mưa lớn khiến tàu chở khách Viceroy của Ấn Độ thuộc sở hữu của Vương quốc Anh đâm vào bờ và tạm dừng giao thông hàng hải trong một ngày. Trong thế kỷ qua, một số tàu chở hàng khác đã gặp sự cố hoặc tạm thời ngừng hoạt động khoảng ba ngày, bao gồm một tàu chở dầu thuộc sở hữu của Hy Lạp vào năm 1954, một tàu chở dầu của Nga vào năm 2004 và một tàu container bị hỏng vào năm 2018 và gây ra một vụ va chạm giữa nhiều tàu.

Trong mọi trường hợp, các vụ mắc cạn đều được giải quyết nhanh chóng. Chưa bao giờ có một con tàu nào chắn kín bề ngang kênh Suez như Ever Given.

 Những cuộc khủng hoảng chấn động xảy ra tại kênh đào Suez - niềm tự hào của Ai Cập - Ảnh 4.

Ảnh vệ tinh con tàu Ever Given mắc kẹt. Ảnh: AP

Vụ mắc cạn của tàu Ever Given

Con tàu khổng lồ Ever Given dài 400 mét, một con tàu mang cờ Panama, thuộc sở hữu của Nhật Bản, chuyên chở hàng hóa giữa châu Á và châu Âu, đã bị mắc kẹt hôm 23/3 và chắn kín bề ngang con kênh. Đội lái tàu khẳng định tàu bị montblanc replica đâm vào bờ do gió mạnh và bão cát, nhưng lý do tàu mắc cạn vẫn chưa rõ. Các nhà chức trách Ai Cập hôm 27/3 cho rằng có thể là do lỗi của con người.

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *