Người mua nhận “trái đắng”
Sau một hồi tìm kiếm, chị Phạm Thu Hằng (Hoàng Mai, Hà Nội) quyết định đặt mua 3 chiếc áo qua Facebook. Vài ngày sau, nhân viên giao hàng mang đến cho chị một hộp nhỏ, khi lắc bên trong có tiếng lục cục, không giống với đồ quần áo. “Nghi ngờ, tôi yêu cầu mở hàng thì cả tôi và nhân viên giao hàng đều “sốc”. Trong hộp chỉ có… một cái thạch rau câu”, chị Hằng kể.
Chị Hằng liên hệ lại với nơi bán thì người bán yêu cầu chị Hằng cứ trả tiền cho nhân viên giao hàng và cửa hàng sẽ hoàn tiền sau. “Khi tôi nói không nhận hàng thì chủ shop mắng chửi tôi. Khi tôi đăng sự việc lên facebook thì họ gọi điện nói những lời lẽ không ra gì, và huy động khoảng 5-6 số điện thoại khác “khủng bố” tôi trong mấy ngày”, chị Hằng chia sẻ.
Trường hợp của chị Hằng không phải là hiếm gặp. Rất nhiều người đã dính “trái đắng” khi mua hàng trên mạng, mất tiền mà nhận hàng không tốt, thậm chí bị lừa đảo.
Một “quả đắng” mà người tiêu dùng thường gặp phải khi mua đồ trên mạng là đặt hàng hiệu với giá cao, nhưng sản phẩm nhận được thì không thể kiểm soát nguồn gốc. Liên tiếp gần đây, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã triệt phá nhiều tụ điểm bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tại nhiều địa phương trên cả nước. Đặc điểm chung của các cơ sở này là nhập hàng giả, hàng nhái thương hiệu về và bán online qua Facebook hoặc các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo…
Lực lượng QLTT triệt phá kho hàng giả, hàng nhái chuyên bán hàng qua mạng xã hội Facebook tại Long Biên, Hà Nội.
Gần nhất, ngày 31/3, lực lượng QLTT đã triệt phá kho hàng giả, hàng nhái lớn tại Ninh Bình chuyên kinh doanh bằng hình thức livestream trên Facebook, trung bình mỗi ngày có khoảng 1.000 đơn hàng được gửi đi thông qua các dịch vụ vận chuyển.
Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, cho biết: Trong năm 2020, Cục đã tiếp nhận 1.428 phản ánh, yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng về một số vấn đề như nhận hàng không đúng như khi đặt, không đặt hàng nhưng vẫn được giao…
Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương cho biết: Trên các trang mạng, một số đối tượng buôn bán hàng giả sử dụng các hình ảnh hàng chính hãng để quảng cáo, chào bán với giá rẻ. Để qua mắt người tiêu dùng, các đối tượng thường sử dụng một địa chỉ không liên quan, địa chỉ không có thật để giao dịch, nhưng tập kết, tàng trữ hàng hóa tại nhiều địa điểm khác nhau nên khó khăn cho công tác điều tra, bắt giữ và xử lý vi phạm.
Các đối tượng thường lập nhiều tài khoản Facebook và chạy quảng cáo, ảnh chụp sản phẩm tương đối chuyên nghiệp và không có địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ chung chung, khi khách hàng hỏi thì chỉ nhận inbox (nhắn tin riêng).
Còn nhiều lỗ hổng
Ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội cho biết: Khó khăn lớn nhất mà lực lượng chức năng phải đối mặt trong việc ngăn chặn bán hàng giả thông qua thương mại điện tử là các đối tượng không có cửa hàng, chỉ thông qua các website, mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, sau đó chuyển hàng và thanh toán trực tiếp theo thỏa thuận.
Bên cạnh đó, hàng hóa được phân tán, nhỏ lẻ, cất giấu ở nhiều nơi, thậm chí chỉ bán hàng qua cộng tác viên, trung gian, đồng thời các website được tạo ra và đóng lại trong thời gian ngắn, khiến lực lượng chức năng khó kiểm soát, cũng như khó xác định chứng cứ để đấu tranh, xử lý.
“Hiện nay 99% các giao dịch trên mạng không có hóa đơn, chứng từ. Ngoài ra, kinh doanh qua mạng xã hội như Facebook, Zalo chưa được kiểm soát hiệu quả, nhất là đối với các mạng xã hội chưa có đại diện pháp luật tại Việt Nam”, ông Kiên chia sẻ.
Ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, về mặt pháp lý, các khuôn khổ cho hoạt động thương mại điện tử, hoạt động của mạng xã hội được xây dựng chủ yếu từ năm 2013. Các quy định này được xây dựng trong giai đoạn đầu của thương mại điện tử, rất nhiều vấn đề chưa được đề cập hoặc rất chung chung.
“Thực tiễn này đòi hỏi pháp luật về thương mại điện tử cũng cần có những quy định phù hợp để quản lý hiệu quả cũng như tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại điện tử phát triển.
Các chuyên gia cho rằng, cơ quan lập pháp cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử. Cụ thể, cần tăng nặng hình thức xử phạt vi phạm hành chính nhằm răn đe các đơn vị và cá nhân kinh doanh bất hợp pháp.
Đặc biệt, cần làm rõ việc ràng buộc trách nhiệm của các sàn thương mại điện tử với hàng hóa bày bán, qua đó ngăn chặn tình trạng lợi dụng sàn giao dịch thương mại điện tử để bán hàng giả, hàng lậu, lừa đảo người tiêu dùng.
Hiện nay, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử. Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, dự thảo nghị định sửa đổi sẽ tập trung vào 4 nhóm chính sách là thu gọn đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; minh bạch hóa thông tin hàng hóa và dịch vụ trong thương mại điện tử; quản lý hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội và quản lý hoạt động thương mại điện tử có yếu tố nước ngoài.
Theo đại diện Bộ Công Thương, hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội có những đặc điểm không tương đồng với sàn giao dịch thương mại điện tử; việc áp dụng quy định chung như hiện nay, thực tiễn cho thấy chưa phù hợp. Mạng xã hội khá đa dạng ở cách thức đăng bài, có thể là trên trang cá nhân, hoặc trên chuyên trang (fanpage), hoặc trên marketplace của facebook; mặt khác cách thức giao kết hợp đồng, thỏa thuận mua bán, hay phương thức thanh toán cũng đa dạng, không thông qua sàn.
Do đó, việc bổ sung quy định về hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội và trách nhiệm tương ứng của đơn vị quản lý mạng xã hội là hết sức cần thiết.
Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục Trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương: Tổng cục QLTT tiếp tục coi giai đoạn 2 đến 3 năm tới là giai đoạn là tập trung vào thương mại điện tử bởi dự báo trong vòng hai đến ba năm tới, tỉ lệ gian lận thương mại trên mạng sẽ chiếm khoảng 50 – 60 % so với tổng thể các hình thức gian lận thương mại nói chung. Chúng tôi cũng sẽ đề xuất thành lập bộ phận chuyên trách của lực lượng QLTT về phòng, chống hành vi gian lận thương mại trên nền kinh tế, thương mại điện tử. Cùng với đó, Tổng cục QLTT cũng sẽ đổi mới trang thiết bị hiện đại hơn và có những công cụ tiên tiến hơn, chuẩn bị cho việc phòng, chống gian lận thương mại trên mạng.
Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương): Trước khi mua hàng qua thương mại điện tử, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm, dịch vụ đó. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp liên quan đến quyền lợi khi mua sắm rolex imitacion trực tuyến, người tiêu dùng có thể liên hệ với nhà bán hàng, sàn thương mại điện tử để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp cần tư vấn hoặc phản ánh, khiếu nại, người tiêu dùng liên hệ tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng: 1800.6838 (miễn phí cước gọi) hoặc gửi đơn khiếu nại tới Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng theo địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; email: bvntd@moit.gov.vn.
Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Nguyễn Mạnh Hùng: Hiện có tình trạng hàng hóa trên thương mại điện tử thông tin rất long lanh, hình ảnh rất hấp dẫn nhưng giao hàng lại là hàng… vớ vẩn. Khi phát hiện ra thì số điện thoại lại không có thật. Vì vậy, các quy định mới cần bổ sung thêm chế tài xử lý các hành vi bị cấm là cấm đưa thông tin không chính xác, không đầy đủ, sai sự thật khi bán hàng trên thương mại điện tử. Ngoài ra, nên bổ sung các thông tin tối thiểu, cụ thể ngoài nhãn hàng hóa thì phải có tên người chịu trách nhiệm về hàng hóa, để khi có vấn đề gì xảy ra người tiêu dùng dễ dàng liên hệ, phản ánh