Nghịch lý thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam

photo1617536142299 16175361423951574381164

Thế nhưng, cơ hội xuất khẩu gạo có lẽ không nhiều, và để tận dụng được những cơ hội đó, chúng ta cần phải nỗ lực vượt bậc.

Nghịch lý thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam - Ảnh 1.

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 2016-2020. Nguồn: Bộ Công Thương

Hai nửa bức tranh tương phản

Trong quá trình tiến tới ngôi vị xuất khẩu gạo số 2, số 3 thế giới, chúng ta đã đặt mình vào hai trạng thái đối lập nhau hoàn toàn ở hai khu vực thị trường lúa gạo này. Trước hết, đối với các quốc gia thuộc RCEP đang nhập khẩu bình quân gần 7,6 triệu tấn gạo/năm trong 10 năm trở lại đây, chiếm tới 1/5 “rổ gạo nhập khẩu” của thế giới. Bình quân mỗi năm chúng ta xuất khẩu sang đây 3,91 triệu tấn, chiếm tới 51,6% “rổ gạo xuất khẩu” của chúng ta.

Trong khi đó, đối với các quốc gia thuộc EU và Anh, sau đây gọi là EU – 28, tuy chỉ chiếm chưa bằng một nửa nhập khẩu của RCEP trong cùng kỳ, nhưng xuất khẩu của chúng ta sang 6 quốc gia chủ yếu thuộc EU – 28 (gồm Anh, Đức, Pháp, Hà lan, Italia và Tây ban nha) lại không đáng kể, bình quân chỉ đạt 19 nghìn tấn/năm.

Nếu quan sát nhập khẩu gạo của 6 quốc gia chủ yếu thuộc EU – 28 này, tuy họ đều lựa chọn rất nhiều thị trường khác nhau, nhưng vẫn nhập khẩu từ 4 thị trường chủ yếu, lần lượt là Thái lan, Pakistan, Ấn độ và Campuchia, tổng cộng là 751 nghìn tấn/năm trong tổng nhập khẩu 2,23 triệu tấn/năm của họ.

Như vậy, tuy là cường quốc xuất khẩu gạo thế giới, nhưng chúng ta chỉ là “nhược tiểu” khi chinh phục thị trường EU – 28.

Không những vậy, điểm chung cũng không kém quan trọng trong xuất khẩu gạo vào cả hai khu vực thị trường này của chúng ta là giá quá “bèo”. Thống kê của ITC cho thấy, trong khi giá của 4 quốc gia chủ yếu xuất khẩu vào khu vực thị trường này bình quân trong 10 năm qua đạt 1.021 USD/tấn, còn của chúng ta chỉ đạt 613 USD/tấn, thấp hơn 45,3%….

Nghịch lý thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam - Ảnh 2.

Với các FTA thế hệ mới, xuất khẩu gạo thơm chất lượng cao vào thị trường Anh được miễn thuế nhập khẩu theo UKVFTA đã được một doanh nghiệp thực hiện có lẽ là cơ hội sáng nhất.

Khó khăn không dễ vượt qua

Trong điều kiện như vậy, với các FTA thế hệ mới, xuất khẩu gạo thơm chất lượng cao vào thị trường Anh được miễn thuế nhập khẩu theo UKVFTA đã được một doanh nghiệp thực hiện có lẽ là cơ hội sáng nhất. Bởi vì, đây chính là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất trong EU – 28; còn hạn ngạch 80 nghìn tấn gạo của EU rõ ràng là rất khiêm tốn so với “rổ gạo xuất khẩu” của chúng ta.

Tuy nhiên, điều còn đáng ngại hơn chính là nằm ở mức giá quá thấp của chúng ta so với của các đối thủ cạnh tranh như nói trên. Thực tế đó chắc chắn bắt nguồn từ hai nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, chúng ta chưa có giống lúa cho giá gạo cao như các đối thủ cạnh tranh. Bởi lẽ, tuy chúng ta có ST25 mới giành được danh hiệu gạo ngon nhất thế giới phải trải qua hàng chục năm mới lai tạo được, nhưng thực chất đó là gạo đặc sản của vùng đất lúa – tôm rất hữu hạn. Trong khi Thái lan có Thai Hom Mali, hay Pakistan có Basmati, Ấn độ có Basmoti… rất nổi tiếng với sản lượng rất lớn. Bên cạnh đó, giống lúa đặc sản của chúng ta chỉ thích hợp ở những vùng đặc biệt rất nhỏ, còn khi chuyển sang trồng trọt ở các vùng khác thì không còn là chính nó nữa.

Thứ hai, cửa ải này cũng không dễ vượt qua là hình thành các chuỗi liên kết bền vững không ngoài mục đích xây dựng những thương hiệu lúa gạo đủ uy tín. Việc gạo của chúng ta luôn luôn mới, giá lại rẻ, nhưng không được những thị trường coi trọng chất lượng, coi thương hiệu là điều kiện đầu tiên để xem xét để mắt tới chính là bởi lý do chủ yếu vẫn là “vô danh” hiện nay.

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *