Năng lượng mặt trời, năng lượng gió đảm bảo gần 10% sản lượng điện

photo1617423479847 16174234799321551806926

Báo cáo này được công bố hàng năm tập trung vào xu hướng điện trên thế giới và phân tích dữ liệu từ các quốc gia.

 Năng lượng mặt trời, năng lượng gió đảm bảo gần 10% sản lượng điện  - Ảnh 1.

Các tháp điện gió tại Issoudun, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Ember, đại dịch COVID-19 đã làm ngừng tăng trưởng nhu cầu điện năng. Năm 2020, mức tiêu thụ điện toàn cầu giảm 0,1% Tuy nhiên, vào tháng 12/2020, xu hướng đã đảo ngược rõ ràng, khi mức tiêu thụ ở nhiều quốc gia cao hơn so với tháng 12/2019, cụ thể Ấn Độ tăng 5%, Liên minh Châu Âu 9EU) tăng 2% và Mỹ cũng tăng 2%.

Sản xuất điện từ các nhà máy điện gió và điện Mặt Trời năm 2020 tăng 14,8% (tương đương 314 TWh), cụ thể là 9,4%, tức là gần 1/10 sản lượng điện trên thế giới, Năm 2015, con số đó là 4,6%.

Nhiều nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) hiện sản xuất khoảng 1/10 lượng điện từ năng lượng gió và Mặt Trời như Ấn Độ 9%, Trung Quốc 9,5%, Nhật Bản 10%, Mỹ 12%, Brazil 11% và Thổ Nhĩ Kỳ 12%. Ngược lại, Indonesia, Nga và Saudi Arabia hầu như không sản xuất điện từ các nguồn này.

 Năng lượng mặt trời, năng lượng gió đảm bảo gần 10% sản lượng điện  - Ảnh 2.

Một nhà máy điện mặt trời ở Santiago, Chile. Ảnh: AFP/TTXVN

Sản xuất điện từ than đá năm 2020 chứng kiến mức giảm kỷ lục 3,8% so với cùng kỳ năm trước (tương đương 346 TWh). Con số này lớn hơn sản lượng điện của Vương quốc Anh năm 2020. Sự sụt giảm lớn trong sản xuất điện từ than đá đã được ghi nhận đặc biệt ở Mỹ (giảm 20%), EU giảm 20% và Ấn Độ giảm 5%. Trên toàn cầu, sản lượng tại các nhà máy thủy điện tăng 94 TWh, trong khi sản lượng từ điện hạt nhân giảm 104 TWh, sản lượng từ khí đốt tự nhiên và dầu giảm 12 TWh.

Sản lượng điện từ than đá ở Trung Quốc đã tăng 2% trong năm ngoái. Năm 2020, nhu cầu điện ở Trung Quốc cao hơn 33% so với năm 2015. Hơn một nửa (53%) mức tăng này được đảm bảo bởi các nguồn nguyên liệu không hóa thạch và phần còn lại là từ các nguồn hóa thạch (46%).

Lượng phát thải CO2 toàn cầu năm 2020 cao hơn khoảng 2% so với năm 2015, khi Thỏa thuận khí hậu Paris được ký kết. Nhu cầu điện năng tăng 11% (tăng 2.536 TWh) so với cùng kỳ và một phần của sự gia tăng này là do sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch. Tại EU và đặc biệt là ở Mỹ, sự sụt giảm sản lượng điện từ than đá không chỉ được bù đắp bởi sự gia tăng sản xuất điện từ các nguồn tái tạo, mà còn từ khí đốt tự nhiên.

Theo Hồng Kỳ

Báo tin tức/TTXVN

Source link

This entry was posted in Chưa được phân loại. Bookmark the permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *