Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tương xứng với quy mô GDP

photo1617671443552 16176714438631846522376

Với 1 vị thế mới, 1 quy mô nền kinh tế không còn nhỏ, đòi hỏi những sự cải thiện thể chế và thị trường tương xứng.

Quy mô nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 4 ASEAN và thứ 37 toàn cầu nhưng xếp hạng môi trường kinh doanh mới chỉ đứng thứ 5 ASEAN và xếp thứ 70 thế giới. Để thu hẹp khoảng cách này, theo chuyên gia, cần quyết liệt theo đuổi các chuẩn mực quốc tế, từ thị trường vốn, ngân hàng, đất đai, ngành tư pháp, quy định điều kiện kinh doanh.

Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tương xứng với quy mô GDP - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Chuyên gia kinh tế, nói: “Nếu như chúng ta vẫn nói thể chế đặc thù Việt Nam, vẫn là cơ chế riêng biệt Việt Nam vì chúng ta khác người khác, trình độ phát triển vẫn thế này, thì chúng ta không thể đạt được chuẩn mực quốc tế. Đòi hỏi sự quyết tâm chính trị và cả cấp điều hành, thực thi chính sách”.

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc cấp cao SK Việt Nam, nhận định: “Khác hẳn các nước phát triển, khối SME và nông nghiệp phát triển cao, sức đề kháng tốt, họ có khả năng kiểm soát thị trường mạnh nhưng Việt Nam có bất cứ biến động bất lợi nào, khối nông nghiệp và SME đều bị ảnh hưởng. Tôi cho rằng chính sách hỗ trợ SME và nông nghiệp, chính sách dồn điền đổi thửa cần tiến hành thật nhanh”.

Đa phần ý kiến đồng tình, vấn đề về vốn không phải lo ngại lớn nhất của doanh nghiệp mà là thể chế.

Mới đây Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cũng nhấn mạnh, dù Việt Nam đã đạt được lợi thế cạnh tranh từ cách ứng phó với COVID-19, nhưng những đòi hỏi tái cấu trúc căn bản vẫn còn đó.

Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tương xứng với quy mô GDP - Ảnh 2.

Bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, cho biết: “Trong một thế giới hậu COVID, động lực thúc đẩy năng lực cạnh tranh sẽ xoay quanh kinh tế số. Điều này xuất phát từ đòi hỏi cải thiện năng suất lao động, với tốc động tăng trưởng đang giảm dần. Do đó, kinh tế số lại chính là cách cải thiện nguồn vốn con người, cùng với đó là phát triển kinh tế xanh”.

Tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa cho kinh tế tư nhân, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sẽ tiếp tục là động lực nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là khi so sánh ngay với khu vực FDI. Kiên quyết thu hút nguồn lực nước ngoài có chọn lọc, chú trọng nhiều hơn vào chất và khả năng lan tỏa của dòng vốn, năng lực chuyển giao công nghệ, cũng là những trọng tâm được các chuyên gia nhấn mạnh.

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *