Đây là cuộc phỏng vấn lạ kỳ nhất trong những năm làm nghề của tôi: chóng vánh, không chụp hình, không quay phim, suýt còn không kịp ghi âm, tất cả vì chủ nhân chiếc Mercedes-Benz S-Class quá bận rộn và kín tiếng.
Lẽ ra bài phỏng vấn này đã được diễn ra từ cuối năm 2020, nhưng do công việc kinh doanh vô cùng bận rộn, anh Q lịch sự đề nghị tôi lùi thời gian phỏng vấn sang đầu năm 2021.
Ý thức được “tầm” của vị đại gia này, tôi hẹn gặp ở một quán cafe khá nổi tiếng tại Hà Nội, nơi các doanh nhân thường qua lại, và quan trọng là có sân rộng để đỗ vừa chiếc Mercedes-Benz S-Class dài hơn 5 mét. Tôi chủ động chọn vị trí ngồi cạnh cửa kính để tiện nhìn nếu xe đến, và cũng muốn anh Q vừa nhìn xe, vừa trả lời các câu hỏi để có cảm hứng hơn.
Tôi cảm thấy thoải mái và không quá áp lực khi thấy anh Q cũng là một người khá vui vẻ trên mạng xã hội. Mải lướt Facebook, chiếc S-Class đã ở ngay trước mặt tôi sau khung cửa kính. Thấy xe vẫn chưa dừng hẳn, tôi giơ tay lên vẫy chào thì đã thấy anh Q bước vào quán cafe. Hoá ra nãy giờ người tôi cố gắng ra dấu lại là tài xế riêng của anh Q. Cũng phải, chủ xe và lái xe hoàn toàn có thể là hai khái niệm tách biệt nếu bạn sở hữu một chiếc S-Class.
Anh Q bước vào cửa quán cafe đúng 14h như lời hẹn trước đó. Lấy tay đẩy cặp kính cận, nhanh chóng tìm thấy và tiến về phía tôi đang ngồi với dáng vẻ khá vội vã. Dù là chủ nhân của một chiếc S-Class, vị đại gia này ăn vận khá giản dị, một chiếc áo phông không thương hiệu, đi kèm quần bò xanh và một đôi giày thể thao. Thứ nổi bật nhất có lẽ là một chiếc Omega Seamaster Diver nằm trên cổ tay trái, thuộc phiên bản “James Bond” sản xuất giới hạn.
Anh Q chỉ có đúng 30 phút dành cho buổi phỏng vấn này với một điều kiện duy nhất: “Không chụp hình, quay phim”. Thời gian ngắn ngủi nên tôi và anh đều nhanh chóng cho qua màn chào hỏi khách sáo ban đầu và trực tiếp đi thẳng vào nội dung của cuộc phỏng vấn.
Lúc này, vị đại gia 8x uống một ngụm nước, hít một hơi thật dài, suy nghĩ điều gì đó trong vài giây rồi bắt đầu trả lời…
Thật ra câu chuyện của tôi chắc cũng giống khá nhiều người thôi. Tôi từng là học sinh tại một trường chuyên cấp 3 có tiếng tại Hà Nội. Gia đình tôi khá cơ bản. Sau khi học xong cấp 3, tôi nhận được học bổng đi du học ngành kinh tế tại Úc. Ở đó, tôi bắt đầu công việc kinh doanh hiện tại ngay từ khi còn là sinh viên và tới thời điểm bây giờ đã gặt hái được những thành tựu nhất định.
Tư duy làm chủ, có lẽ là vậy. Ngay từ khi là sinh viên năm thứ 3 đại học, tôi đã tự nói với bản thân rằng tôi sẽ không đi làm thuê cho ai cả, tôi sẽ làm chủ. Công việc và mạng lưới kinh doanh được tôi hình thành ở ngay tại nơi tôi học tập.
Không hề, phải mất tới hơn 2 năm, công việc của tôi mới có được những tín hiệu khởi sắc đầu tiên. Đó cũng là những năm tháng khó khăn nhất về mặt tài chính và tinh thần mà tôi đã phải trải qua.
Để kể ra thì nhiều chuyện lắm. Thời điểm đó tôi đã về Việt Nam và cưới vợ, nhưng vẫn phải đảm bảo công việc kinh doanh diễn ra suôn sẻ giữa Úc và Việt Nam. Riêng về vấn đề tài chính, tôi nói thẳng luôn là ngày đó vợ nuôi mình. Còn tôi vừa làm việc, vừa bán máy ảnh film, được đồng nào hay đồng đó.
Kiến thức và sự tự tin. 2 năm với tôi đã là một quãng thời gian dài. Nhưng trong những câu chuyện thành công của ai đó, nó có thể là 5 hoặc 10 năm. Nếu bạn có đầy đủ kiến thức nhưng bạn không tự tin, hoặc ngược lại, thì bạn chắc chắn sẽ là kẻ thua cuộc.
Một chiếc Mercedes-Benz C-Class W204. Lúc đó tài chính của tôi đã khá vững nên tôi chọn luôn một chiếc C-Class đã qua sử dụng. Tâm lý của tôi là tâm lý muốn an toàn nên nói không với xe Nhật và xe Hàn ngay từ đầu. Nhiều người có thể nói tôi hơi cực đoan nhưng sao cũng được, miễn tôi và gia đình được an toàn.
Tôi có giữ lại, nhưng không phải để làm kỷ niệm. Sau chiếc Mercedes-Benz C-Class W204, tôi có mua thêm một chiếc Mercedes-Benz C-Class W205 cho gia đình và một chiếc Audi TT để phục vụ mục đích di chuyển cá nhân. Chiếc Mercedes-Benz C-Class W204 tôi để cho phụ huynh chạy. Từ ngày có xe, mẹ tôi và những người bạn cũng chăm chỉ đi du lịch hẳn lên. Sau này, khi nhu cầu và điều kiện sử dụng thực tế thay đổi, tôi bán chiếc Mercedes-Benz C-Class W205 đi để đổi lên Mercedes-Benz S-Class.
Mercedes-Benz S-Class vốn dĩ quá đắt và đó là một cái gì đó quá khó để chạm tới với đối đa số người dân tại Việt Nam, nên người ta bàn tán về lý do mua xe cũng là điều dễ hiểu. Tôi cũng có dăm ba người bạn sử dụng Mercedes-Benz S-Class, và mỗi người lại có một lý do để mua xe như là một phần quà cho con cái họ, một trải nghiệm thoải mái hơn vì trước giờ họ chỉ chơi xe thể thao. Còn tôi, lý do đơn giản lắm, vợ tôi kêu ngồi ghế sau chiếc C-Class đau lưng quá, thương vợ nên tôi đổi thôi, vì công việc của hai vợ chồng đi lại cũng nhiều.
Để mà nói cuộc sống có gì thay đổi không thì chắc là không, nhưng chất lượng cuộc sống thì có vì cảm giác thư giãn ở hàng ghế thứ 2 khác hẳn Mercedes-Benz C-Class hay E-Class. Vợ chồng tôi bận rộn nên khá trân trọng những giờ phút được nghỉ ngơi khi ngồi phía sau. Nghỉ ngơi theo kiểu tranh thủ trước khi bước vào giờ làm việc.
Chưa từng, không hề, tôi mua xe này cho vợ nên để mà nói tác động tích cực nhất chính là sức khoẻ của vợ tôi. Mô hình kinh doanh của tôi là “B to C” (Business to Customer/Doanh nghiệp với khách hàng) chứ không phải B to B (Business to Business/Doanh nghiệp với doanh nghiệp) nên tôi không quá quan trọng về mặt hình thức đâu. Nếu xét về tác dụng tích cực cho công việc kinh doanh của chiếc S-Class, thì chắc chỉ có đôi lần tôi dùng nó làm xe chở thiết bị thôi, không gian bên trong rộng thế cơ mà. *Cười*
Tôi thấy khá nhiều người nghĩ rằng doanh nhân chúng tôi mua Mercedes-Benz S-Class là để nổi tiếng và làm hình ảnh kinh doanh, nhưng cũng có những doanh nhân như tôi, mua xe đơn giản chỉ để hưởng thụ. Dù không làm gì trái pháp luật nhưng việc được biết đến với tư cách một chủ xe Mercedes-Benz S-Class đôi khi mang đến cho chúng tôi những phiền toái nhất định. Vì vậy, rất nhiều doanh nhân như tôi, chọn cách ẩn mình và không cần nhiều người biết tới, giống như việc tôi đồng ý có buổi phỏng vấn này để mọi người hiểu hơn về chúng tôi, nhưng tôi không có nhu cầu xuất hiện thông qua hình ảnh hay video.
Câu này tôi xin phép trả lời về phần mình thôi, vì mỗi người sẽ có một hoàn cảnh riêng. Công việc kinh doanh giờ đây của tôi khá suôn sẻ. Cao điểm thì bận nhưng trong năm cũng có nhiều khoảng thời gian để tôi nghỉ ngơi và có những thú vui riêng của mình, như nhiếp ảnh chẳng hạn. Mỗi năm tôi đều lái xe đi xuyên Việt nhưng từ khi có chiếc S-Class, vướng dịch bệnh Covid nên vẫn chưa thể thực hiện được.
Những ngày bận rộn của tôi chắc cũng giống bao nhân viên văn phòng khác, sáng đến công ty, trưa ăn cơm văn phòng, chiều tối cùng vợ đi đón con. Khác biệt lớn nhất có lẽ là việc tôi phải đưa ra những quyết sách, và việc đi lại của tôi thì có lái xe riêng lo cho. Sau giờ làm thì hầu như là tôi đi về nhà. Tính tôi không thích đàn đúm rượu bia, các mối quan hệ kinh doanh của tôi cũng không xây dựng trên nền tảng đó. Tôi và đối tác trao đổi chủ yếu qua các cuộc gặp mặt trực tiếp tại văn phòng.
Không, tôi không khắt khe đến mức đó, tài xế của tôi cũng không cần phải mặc vest hay mở cửa cho tôi bước lên bước xuống đâu. Yêu cầu tuyển tài xế của tôi cũng khá đơn giản, một tài già, điềm đạm và bình tĩnh trong xử lý nhưng cũng sẵn sàng “rắn mặt” nếu gặp phải một số tình huống nhất định. Với tôi, S-Class hay C-Class cũng chỉ là cái xe thôi, tôi không yêu cầu tài xế của tôi phải nâng niu một chiếc S-Class hơn một chiếc C-Class, hay theo kiểu xe lúc nào cũng phải bóng lộn và thơm nức. Chăm chút sao cho xe không quá bẩn và vận hành ổn định là được. Vợ chồng tôi có lái xe riêng đã được vài năm, từ ngày tôi còn chạy C-Class. Lúc đó tôi thích chạy chiếc Audi TT một mình nên thuê tài xế chạy chiếc C-Class để đưa đón vợ con cho tiện và an toàn. Chính vì vậy nên khi chuyển qua lái S-Class, lái xe của tôi cũng không quá bỡ ngỡ theo kiểu bị ngợp và tôi cũng không cần hướng dẫn quá nhiều.
15 triệu/tháng, 6 buổi/tuần và 12 tiếng/ngày. Tôi cũng không biết nên gọi mức thu nhập đó là cao hay thấp nhưng tôi nghĩ như vậy là hợp lý, cả tôi và lái xe của tôi đều hài lòng với con số này. 6 buổi/tuần hay 12 tiếng/ngày là con số mà lái xe của tôi sẵn sàng chờ đợi và đáp ứng nhu cầu di chuyển của 2 vợ chồng, chứ chưa bao giờ tôi bắt lái xe 1 ngày phải lái 12 tiếng trong liên tục 6 ngày cả, điều đó là không thể. Tôi và vợ hầu hết làm việc ở văn phòng của công ty tôi cả ngày, có phát sinh thì cũng chỉ đi lại loanh quanh Hà Nội thôi nên lái xe cũng có nhiều thời gian rảnh lắm.
Chơi “trội” tuỳ món chứ. Là doanh nhân, thực lòng khi mua thứ gì, chúng tôi suy tính rất nhiều về giá trị khi mua thứ gì đó. Mercedes-Benz S-Class giống như một sự lựa chọn an toàn hơn so với BMW 7-Series hay Audi A8, nhất là với một người đã dùng Mercedes-Benz lâu năm như tôi. Đồ đạc thay thế cả chính hãng hay garage ngoài của Mercedes-Benz đều sẵn hơn. Đồ của BMW hay Audi có đắt hơn hay không thì tôi chưa tìm hiểu, nhưng garage sửa Mercedes-Benz đông hơn garage sửa BMW, Audi là cái tôi dám chắc chắn.
Tôi cũng có chút đam mê và hiểu biết về xe nên thường chọn mua xe cũ, xe lướt để tối ưu giữa số tiền bỏ ra và giá trị sử dụng thực tế. Về chuyện mặc cả, đây là điều khá phổ biến khi mua xe sang, nhất là những người kinh doanh, chuyện thương thảo như chúng tôi. Mua xe cũng được vài năm nên tôi không nhớ chính xác số tiền mình bỏ ra, nhưng tôi nhớ tôi mặc cả chiếc Mercedes-Benz S-Class rẻ hơn 150 triệu đồng so với giá bán mà showroom xe cũ đưa ra, còn chiếc Mercedes-Benz C-Class thì tôi chỉ mặc cả được 40 hay 50 triệu đồng gì đó. Đây là điều dễ hiểu thôi, giá trị xe càng lớn thì số tiền mặc cả được càng nhiều.
Nói thêm về chuyện tham khảo giá và mặc cả khi mua Mercedes-Benz nói chung. Là xe bán chạy trên thị trường, cung và cầu đều lớn nên việc xác định điểm cân bằng về giá là vô cùng đơn giản. Nói dễ hiểu thì từ C-Class đến S-Class, việc tham khảo giá từ bạn bè, Facebook, các sàn xe cũ đều dễ dàng hơn và người mua hầu như không bao giờ bị “hớ” giá khi mua một chiếc xe thương hiệu này tại Việt Nam.
Hồi xưa, tôi cũng có câu hỏi này khi nhìn thấy người ta dùng xe sang. Nhưng thực tế, khi tài chính đã đủ để mua Mercedes-Benz S-Class, hết xăng thì đổ, chứ tôi dần cũng bỏ thói quen theo dõi xăng cộ như hồi mới mua Mercedes-Benz C-Class. Nếu trí nhớ tôi không quá tệ, lần cuối tôi xem thì chiếc Mercedes-Benz S-Class của tôi tiêu thụ 16-17L/100km đường đô thị, còn chiếc C-Class ngày xưa là khoảng 11-12L/100km. Chênh lệch là rõ nhưng 16-17L/100km đâu phải là con số quá lớn, thậm chỉ chỉ bằng gần một nửa khả năng tiêu thụ nếu so sánh với chiếc xe thể thao nhỏ của tôi, một chiếc Audi TT mui trần đã bước sang năm tuổi thứ 11. Thiên hạ họ đồn vậy là sai rồi.
Ai thế nào tôi không rõ, nhưng với tôi Mercedes-Benz C-Class lái hay ăn đứt S-Class. C-Class mạnh mà gọn xe. Tôi cũng nói rồi đó, C, E-Class dành cho người lái, còn S-Class thì chỉ để ngồi sau thôi. Cảm giác vận hành khách biệt hoàn toàn. Nếu C-Class tăng tốc theo kiểu vút đi thì S-Class sẽ lừ lừ tiến lên, dù gia tốc cũng không nhỏ.
Có bị nhầm là lái xe không ấy hả, tôi quá bận để quan tâm xem người ta nghĩ gì khi tôi bước xuống từ ghế lái *cười*. Khác với hồi còn chạy C-Class chủ yếu là tôi lái, giờ chiếc S-Class đến 90% thời gian là lái xe của tôi cầm vô-lăng. Tôi đưa cho lái xe một chìa, tôi cầm một chìa để chủ động. Thi thoảng nếu không quá bận, buổi chiều tôi vẫn tranh thủ lấy xe đi đón con sau giờ học. Còn lại, chủ yếu 2 vợ chồng ngồi hàng ghế sau thôi, tôi khá trân trọng những giờ phút được nghỉ ngơi nên càng ngày càng lười lái.
Nói câu này ra chắc tôi là thành người khó tính mất. Hàng ghế sau của S-Class tôi chỉ chấm 6/10, còn C-Class chắc tôi chấm 3 điểm quá. Nếu tham làm thì muốn thay gì ấy hả? Chẳng có gì để thay đổi cả, có thay thì thay cả cái xe thôi. Chắc giờ chỉ có đổi qua Maybach thì tôi chấm được điểm 8 hoặc 8,5.
Hoàn hảo là một nhược điểm đó. Mercedes-Benz S-Class cách âm rất tốt, nhất là cách âm khoang máy. Và hình như để đạt đến cảnh giới đó thì khoang máy của Mercedes-Benz S-Class được làm khá kín. Cộng hưởng với khí hậu của mùa hè miền Bắc, rất nhiều chi tiết nhựa trong khoang máy bị hỏng và phải thay thế. E-Class tôi chưa sử dụng thực tế nên không bàn, nhưng khoang động cơ của Mercedes-Benz C-Class thì thoáng hơn. Tôi dùng 2 đời xe C-Class W204 và W205 đều không thấy có hiện tượng hỏng hóc các chi tiết nhựa như trên. Có vậy thôi, chứ kể ra cũng khó để chê lắm, chỉ có điều là xe xịn nên nhiều chi tiết, đâm ra khi phải thay thì thay nhiều, tôi thấy hơi phiền vì mất thời gian, dù đó là thời gian của lái xe riêng.
Ngày chạy C-Class tôi còn có hứng thú lên S-Class, chứ lên S-Class rồi tôi thấy mình bớt hứng thú xe cộ hẳn. Chiếc S-Class này dù tôi chấm 6/10 cho hàng 2, nhưng tôi vẫn đang thấy vô cùng vừa vặn với nhu cầu của cá nhân và gia đình nên không có nhu cầu nâng cấp. Tôi đang có hứng thú nâng cấp xe thể thao cá nhân hơn. Một chiếc Porsche Cayman cũ hoặc chạy lướt chẳng hạn, nhưng xe đó ngoài Bắc nói riêng và cả nước nói chung khó kiếm quá.
Còn về khoản lỗ khi bán xe, nhiều người hay nói theo kiểu mua xe này lúc bán lỗ sấp mặt, nhưng thực lòng lỗ bao nhiêu là điều tôi không bao giờ nghĩ đến. Sở dĩ người Việt mình hay nói đến chuyện lỗ khi bán xe là vì ô tô ở Việt Nam vẫn còn là một phương tiện khá đắt đỏ. Mà khi đắt đỏ quá thì người ta lại hay nghĩ rằng đó là tài sản. Nhưng có lẽ, nếu ngày nào đó bạn đủ tài chính để mua S-Class như tôi, bạn sẽ không nghĩ S-Class là một tài sản đâu. Cũng giống như việc bây giờ phần lớn chẳng ai coi một cái xe đạp hay xe máy là tài sản cả.
Mercedes-Benz S-Class với tôi thì cũng chỉ là phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại, và quan trọng là bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình. Nghĩ tiêu cực chút đi, nếu chiếc xe này có gặp tai nạn và nát bươm, tôi bỏ luôn, mua xe khác, miễn là gia đình của tôi được an toàn. Khi tôi bỏ vài tỷ đồng ra mua một chiếc S-Class, tôi không tính xem mình sẽ lỗ bao nhiêu, tôi xác định luôn mình mất trắng vài tỷ đó.
Tôi là người khá tiết kiệm. Nếu làm ra 100 đồng, tôi chỉ tiêu từ 5 đến 7 đồng thôi.
Cảm ơn anh về buổi phỏng vấn. Chúc anh sức khoẻ, công việc thuận lợi và nhiều niềm vui!
Ngay sau khi trả lời câu hỏi cuối cùng, người đàn ông này chủ động yêu cầu được thanh toán hoá đơn của buổi cafe và bắt tay chào tạm biệt tôi. Anh nhanh chóng đi ra bãi đỗ xe, bước lên chiếc Mercedes-Benz S-Class đã nổ máy sẵn để đi về văn phòng, kịp giờ gặp gỡ đối tác đã hẹn trước lúc 14h45.
Phúc Thành
https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/cuoc-song-kin-tieng-sau-vo-lang-mec-s-cua-dai-gia-viet-lam-100-dong-chi-tieu-5-dong-162213103024134028.htm