Hoá ra bản thân đã sai ngay từ đầu!

photo1617203173941 16172031741041181447925

Sáu năm trước, tôi đã tham dự khóa tu từ diễn ra từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối trong 10 ngày. Ngoại trừ các khoảng thời gian giải lao cho bữa sáng và bữa trưa, tôi dành phần lớn thời gian trong ngày để thiền định. Trong suốt khoá tu, tôi được răn dạy về tính vô thường của sự tồn tại và tầm quan trọng của việc tạo ra sự nhất quán với thực hành thiền định.

Sau khoá tu đó, tôi đã tiếp tục theo thiền định trong sáu năm. Trong những năm qua, cuộc sống của tôi đã thay đổi rất nhiều: Tôi sống có mục đích, biết ơn, kết nối với thiên nhiên và tĩnh tâm hơn. Hàng ngày, tôi thiền định hai tiếng và duy trì thói quen này trong suốt một thời gian dài.

Sau những trải nghiệm có được, tôi tự nhủ khoá tu và những gì mình đang làm là hoàn toàn đúng đắn. Thiền định đã thay đổi cuộc sống của tôi rất nhiều. 

Thay đổi đột ngột

Dần dần, vấn đề tập luyện hai giờ mỗi ngày càng trở nên khó khăn hơn. Sau một tháng, tôi giảm xuống còn hai lần thiền 45 phút. 

Nếu như trước đây thiền giúp tôi nhẹ nhõm và yêu đời thì giờ đây nó trở thành một gánh nặng, đôi khi còn mang lại sự bất mãn. Và rồi, một ngày nọ tôi quyết định dừng lại. Mong muốn thiền định tiêu tan. Vấn đề ở đây không phải do thiền định mà là do chính bản thân tôi đã lạm dụng nó quá mức, vô tình biến nó thành một nhiệm vụ quá sức đối với bản thân.

Buông bỏ thiền định sau 6 năm, tôi ngỡ ngàng sau những gì nhận được: Hoá ra bản thân đã sai ngay từ đầu! - Ảnh 1.

Nhận thức được sự ngột ngạt trong chính mình, tôi dừng việc thiền định trong một khoảng thời gian. Nhờ đó, tôi tìm lại chính mình và niềm vui của bản thân. Sự “dừng chân” này là điều cần thiết, nó đã dạy cho tôi bài học quan trọng.

Thiền là trải nghiệm

Khi thiền được trí tuệ hóa, chúng ta rời xa cảnh giới của thiền chân chính. Vấn đề là tâm trí của chúng ta có xu hướng trí tuệ hóa. Trong thời gian nghỉ ngơi, tôi nhận ra rằng mình đã đi quá xa so với những điều căn bản. 

Trong suốt thời gian qua, tôi không cởi mở hay sẵn sàng trải nghiệm. Tôi thực hành thiền định với kỳ vọng rằng mình sẽ cảm thấy tốt hơn, bình tĩnh hơn, sáng suốt hơn, nhưng những kỳ vọng này dẫn đến kết quả là thất vọng, chán chường và cảm giác mệt mỏi.

Khám phá nghịch lý của thiền định

Tất cả chúng ta đều mong muốn đạt được bình yên trong tâm hồn, nhưng sự thật hoàn toàn trái ngược: Chúng ta chỉ tìm được sự bình yên khi buông bỏ ý niệm tìm kiếm nó. Trong quá trình thiền định, tôi đã bỏ qua bài học căn bản này. Tôi đã để những ham muốn của bản thân tự do phát triển đến mức không thể kiểm soát, từ đó chúng lấn át phần tự nhiên và trở thành một loại gánh nặng.

Buông bỏ thiền định sau 6 năm, tôi ngỡ ngàng sau những gì nhận được: Hoá ra bản thân đã sai ngay từ đầu! - Ảnh 2.

Thời gian “nghỉ ngơi ngoài kế hoạch” đã làm sáng tỏ vấn đề này. Bởi vì không thiền định, kỳ vọng của tôi giảm đi. Thay vì cảm thấy cáu kỉnh hay mất tập trung, tôi đã nhẹ nhõm và bình tĩnh hơn. Không có thiền buổi sáng, tôi tĩnh tâm theo bản năng suốt cả ngày, một ngày vì thế mà diễn ra nhẹ nhàng, trôi chảy.

Chính suy nghĩ sai lầm rằng sau khi hoàn thành bài thiền định buổi sáng đồng nghĩa với việc tôi đã “hoàn thành nghĩa vụ” của cả ngày, tôi đã thả lỏng bản thân và quên mất rằng chánh niệm là quá trình diễn ra trong suốt một ngày.

Tìm lại chính mình…

Được tiếp thêm sức mạnh bởi nhận thức này, tôi quay trở lại thực hành thiền định. Tuy nhiên, lần này, tôi duy trì cảm giác tò mò và thoải mái, đón nhận những điều tự nhiên nhất. Tôi thả lỏng và không bị những cám dỗ lôi kéo, tập trung lại vào kỹ thuật và bỏ qua kỳ vọng về kết quả. Với những trải nghiệm mới, nhiệt huyết của tôi đã trở lại.

Khi nhìn lại tất cả những điều đã trải qua, tôi coi thời gian gián đoạn là một lời nhắc nhở quan trọng để tránh việc bản thân tự mãn. Đó là một lời nhắc nhở về những cạm bẫy bản ngã, về xu hướng thèm muốn, chấp trước và mong đợi quá mức vào con đường thiền định.

Trên hết, nó đưa ra lời nhắc nhở về đặc tính cốt lõi của chánh niệm – sự bình tĩnh và sự chấp nhận. Hay có thể hiểu đôi khi, nới lỏng sự kìm kẹp của bạn là cách tốt nhất để tiếp tục phát triển.

Chia sẻ của Ricky Derisz, Giáo viên Thiền, huấn luyện viên, và là tác giả của “Bộ Tư duy Chánh niệm” trên Goalcast.

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *