Hàng thập kỷ vun đắp nhưng sụp đổ trong phút chốc

photo1646782407781 1646782407987646042708

Những gã khổng lồ dầu mỏ phương Tây đã dành nhiều thập kỷ để tiếp cận sự giàu có từ nhiên liệu hóa thạch của Nga. Nhưng sự hợp tác đó đã sụp đổ chỉ vài ngày sau khi bùng nổ chiến sự giữa Nga và Ukraine. Con đường cho các công ty thu lại hàng tỷ đô la trở nên mịt mờ hơn bao giờ hết.q

Nguồn thạo tin của các công ty cho biết ngay từ khi tình hình căng thẳng nhen nhóm ở biên giới Ukraine, các giám đốc điều hành của BP, Shell và Exxon Mobil vẫn tin rằng họ có thể vượt qua được tình trạng này. Nhưng trong vòng chưa đầy 60 giờ vào tuần trước, tất cả đều thông báo sẽ rời khỏi Nga dưới áp lực của Mỹ và châu Âu.

BP cho biết họ sẽ thoái gần 20% vốn tại nhà sản xuất dầu quốc doanh Rosneft của Nga. Shell cho biết họ sẽ chấm dứt hoạt động liên doanh với Nga và rút khỏi dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2. Exxon thì sẽ ngừng sản xuất từ ​​một dự án dầu khí khổng lồ mà công ty này thực hiện trên đảo Sakhalin ở Viễn Đông Nga.

Các công ty chưa nói rõ họ sẽ rút khỏi Nga như thế nào hoặc chính xác số tiền họ có thể đánh mất. Các biện pháp trừng phạt kinh tế leo thang đối với Nga khiến việc tìm kiếm người mua lại cổ phần gặp khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Số tài sản đang bị đe dọa gần đây được định giá hơn 20 tỷ USD.

Việc các công ty rút khỏi nhà sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới khiến thị trường dầu toàn cầu vốn đã hỗn loạn lại càng phức tạp thêm. Điều đó thể ảnh hưởng đến nguồn cung trong tương lai và trực tiếp làm giảm nguồn cung mà các công ty phương Tây tự sản xuất.

Chỉ riêng việc Exxon ngừng hoạt động tại Sakhalin sẽ xóa sổ gần 230.000 thùng/ngày khỏi nguồn cung dầu toàn cầu. Các quan chức chính quyền Tổng thống Biden đã bày tỏ lo ngại về tác động thị trường từ việc các công ty rời khỏi thị trường Nga.

Quan hệ chặt chẽ

Các công ty dầu mỏ đã vun đắp mối quan hệ thân thiết với Nga trong nhiều thập kỷ để khai thác nhiên liệu hóa thạch ở Trung Đông, châu Phi và các khu vực nguy hiểm khác trên thế giới. Việc các công ty này rút khỏi Nga cho thấy mối quan tâm pháp lý, chính trị và đạo đức kết hợp có thể khiến việc hợp tác kinh doanh với Nga trở thành viễn cảnh đầy rủi ro.

Trước đây, sau khi Nga sáp nhập Crimea, các công ty dầu mỏ phương Tây đã từng thực hiện các lệnh trừng phạt chống lại Nga. Họ tạo ra mối quan hệ chặt chẽ với các quan chức hàng đầu của Nga. Một số giám đốc điều hành thậm chí còn nắm nhiều quyền hành. Điều này cho thấy tầm quan trọng của các công ty trong hoạt động kinh doanh của Nga với bên ngoài thế giới.

Cựu Giám đốc điều hành Exxon Rex Tillerson, sau này là Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, đã được Tổng thống Putin trao tặng Huân chương Hữu nghị của Nga vào năm 2013 để ghi nhận vai trò của ông trong lĩnh vực năng lượng của đất nước.

Khi BP công bố kế hoạch rút khỏi các khoản đầu tư ở Nga vào ngày 27/2, công ty cho biết giám đốc điều hành BP Bernard Looney sẽ rời khỏi vị trí xã hội. Ông và cựu Giám đốc điều hành BP Bob Dudley sẽ không còn là thành viên hội đồng quản trị của công ty dầu khí Nga Rosneft.

Trong ba thập kỷ qua, BP có trụ sở tại London là công ty có mối quan hệ làm ăn lâu đời nhất với Nga. Rolex Replique Khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24/2, BP đã gấp rút đánh giá tác động và lập chiến lược về những việc cần làm.

Ngày 25/2, Bộ trưởng Kinh doanh và Năng lượng Anh Kwasi Kwarteng bày tỏ sự không hài lòng của chính phủ Anh đối với cổ phần của BP tại Rosneft. Hai ngày sau, BP thông báo rút lui và cảnh báo rằng tác động có thể gây tổn thất tới 25 tỷ USD và không còn được chia cổ tức từ Rosneft dự đoán đạt 1 tỷ USD trong năm nay.

“Áp lực chưa từng có”

Trên trang web của Rosneft, công ty này đánh giá: “BP đã phải chịu những áp lực chưa từng có từ cả cơ quan quản lý và cổ đông”. CEO của Rosneft Igor Sechin cũng tin rằng chính phủ Anh đã để ngỏ cho BP chút lựa chọn.

Ông Sechin sau đó trở thành đối tượng mà phương Tây nhắm tới. Ngày 3/3, các nhà chức trách Pháp cho biết họ đã thu giữ một chiếc siêu du thuyền có tên Amore Vero phần lớn thuộc công ty ông Sechin sở hữu.

Ván cược lớn của những gã khổng lồ dầu mỏ phương Tây vào Nga: Hàng thập kỷ vun đắp nhưng sụp đổ trong phút chốc - Ảnh 1.

Chiếc siêu du thuyền Amore Vero. Ảnh: Zuma Press

Động thái của BP cũng gây áp lực lên Shell, công ty dầu có trụ sở tại London. Ngày 28/2, hội đồng quản trị đã có cuộc họp để thảo luận về các lựa chọn. Tối cùng ngày, Shell cho biết họ sẽ rút khỏi liên doanh với tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga và chấm dứt tham gia và đường ống dẫn khí Nord Stream 2.

Shell sở hữu 27,5% cổ phần trong một dự án khí đốt ngoài khơi lớn ở Viễn Đông của Nga do Gazprom sở hữu 50%. Gã khổng lồ dầu khí cung cấp khoảng 4% cho thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng trên thế giới. Nguồn vốn lên tới 950 triệu euro (1,04 tỷ USD) của công ty cho Nord Stream 2 xuất phát từ thỏa thuận năm 2017 với công ty vận hành Gazprom.

Ngày 22/2, Đức đã đình chỉ phê duyệt đường ống Nord Stream 2. Shell đã tìm đến Nord Stream 2 để mở rộng và đa dạng hóa khả năng tiếp cận khí đốt tự nhiên. Nguồn vốn cho đường ống phản ánh sự hợp tác chặt chẽ hơn với Gazprom nhưng không đảm bảo cho Shell tiếp cận ưu đãi với khí đốt từ đường ống.

Shell đã tiếp tục một số quan hệ kinh doanh năng lượng với Nga. Vào ngày 4/3, công ty đã mua 100.000 tấn dầu thô Urals của Nga với giá thấp kỷ lục. Sau khi bị chỉ trích và phản đối kịch liệt, Shell đã lên tiếng xin lỗi và thông báo ngừng toàn bộ giao dịch mua dầu thô của Nga.

Ván cược lớn của những gã khổng lồ dầu mỏ phương Tây vào Nga: Hàng thập kỷ vun đắp nhưng sụp đổ trong phút chốc - Ảnh 2.

Đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2. Ảnh: Zuma Press

Còn về phía Exxon, công ty ban đầu giữ im lặng khi các doanh nghiệp khác tuyên bố rút khỏi Nga. Nguồn thạo tin cho biết công ty có trụ sở tại Texas này đã theo dõi từng động thái giữa Nga – Ukraine và đưa ra nhiều kịch bản dự kiến khác nhau. Tuy nhiên, các giám đốc điều hành của Exxon đánh giá rằng kịch bản tệ nhất khó có thể xảy ra.

Exxon là công ty dầu mỏ lớn nhất của phương Tây và cũng là đối tác của Nga trong nhiều thập kỷ. Công ty đã có thỏa thuận khai thác các mỏ dầu, khí đốt ngoài khơi đảo Sakhalin năm 1996. Chủ tịch Tillerson của Exxon đã ký một thỏa thuận năm 2011 để đầu tư 3,2 tỷ USD cho khoan dầu ở Bắc Cực. Ông Putin khi đó gọi đây là một trong những khoản đầu tư quan trọng nhất liên quan đến Nga và Mỹ.

Nhưng vào năm 2014, dự án Bắc Cực đã bị chặn bởi các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh áp đặt đối với Nga sau khi sáp nhập Crimea. Exxon sau đó đã rút khỏi ít nhất 10 công ty liên doanh với các thực thể của Nga. Công ty ở lại Sakhalin là nơi không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, cho đến tuần trước.

Sau khi BP thông báo sẽ rút khỏi Rosneft, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao khuyến khích các giám đốc điều hành của Exxon theo dõi chặt chẽ động thái của các doanh nghiệp dầu mỏ khác.

Các giám đốc điều hành của Exxon cho biết công ty đang tìm hiểu tất cả các lựa chọn nhưng việc rút lui nhanh chóng là không thể vì Exxon đã vận hành dự án và chịu trách nhiệm về các biện pháp an toàn và môi trường.

Sakhalin đóng cửa

Vào ngày 1/3, Giám đốc điều hành Exxon Darren Woods và các CEO hàng đầu khác đã quyết định đóng cửa ở Sakhalin. Việc đóng cửa Sakhalin sẽ rất khó khăn về mặt kỹ thuật. Các hoạt động diễn ra trong vùng nước có thể đóng băng dày và nhiệt độ có thể xuống âm hàng chục độ C.

Việc tìm người mua lại các cơ sở cũng là một thách thức trong bối cảnh thị trường đầu tư của Nga bốc hơi. Exxon đã ước tính giá trị của các cơ sở vào khoảng 4 tỷ USD. Sản lượng từ Sakhalin đã giảm do dự án đã cũ và hiện chiếm khoảng 3% tổng sản lượng dầu của Exxon.

TotalEnergies của Pháp là công ty dầu mỏ lớn duy nhất của phương Tây còn duy trì hoạt động ở Nga. Ngày 1/3, công ty cho biết sẽ không còn cung cấp vốn cho các dự án mới ở Nga và ngừng cung cho những dự án hiện tại.

Chevron không có hoạt động nào ở Nga nhưng sở hữu 15% cổ phần trong đường ống dẫn dầu từ dự án của Chevron ở Kazakhstan đến các tàu chở dầu trên bờ Biển Đen của Nga. Công ty Mỹ hiện không có kế hoạch rút khỏi khoản đầu tư đó.

Các luật sư, kế toán và cố vấn đang làm việc để xác định cách các công ty dầu mỏ có thể tái cấu trúc cổ phần của họ ở Nga. Các nguồn thạo tin cho biết việc bán tài sản cũng là một thách thức. Mục tiêu chính là tránh nhường quyền kiểm soát trực tiếp cho đối tác Nga hoặc vô tình tạo lợi thế cho Nga.

Lucia Raimanova, chuyên gia xử lý tranh chấp thương mại quốc tế, cho biết con đường để các công ty bù đắp các khoản lỗ cũng khó khăn không kém. Bà nói: “Bạn đang chứng kiến một trận chiến kéo dài nhiều năm”.

Tham khảo WSJ

https://cafef.vn/van-cuoc-lon-cua-nhung-ga-khong-lo-dau-mo-phuong-tay-vao-nga-hang-thap-ky-vun-dap-nhung-sup-do-trong-phut-choc-20220309064120695.chn



Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *