Giá dầu giảm hơn 4%
Giá dầu giảm 4% do sản lượng từ OPEC+ tăng và mối đe dọa từ làn sóng Covid-19 nghiêm trọng khác làm lu mờ dấu hiệu nền kinh tế Mỹ hồi phục mạnh.
Chốt phiên giao dịch ngày 5/4, dầu thô Brent kỳ hạn tháng 6/2021 giảm 2,71 USD tương đương 4,2% xuống 62,15 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI giảm 2,8 USD tương đương 4,6% xuống 58,65 USD/thùng.
Giá dầu chịu áp lực giảm khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh được gọi là OPEC+ đã nhất trí nâng sản lượng hàng tháng từ tháng 5 đến tháng 7/2021. Cùng với đó là Iran – thành viên của OPEC được miễn việc thực hiện cắt giảm tình nguyện cũng thúc đẩy nguồn cung.
Triển vọng nền kinh tế toàn cầu ảm đạm bởi làn sóng nhiễm virus corona khác. Các trường hợp nhiễm virus tăng đột biến tại Ấn Độ, Canada và các quốc gia khác. Pháp thắt chặt việc đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Giá khí tự nhiên giảm gần 5%
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm gần 5% xuống mức thấp nhất gần 2 tuần do sản lượng tăng và dự báo thời tiết ôn hòa hơn, nhu cầu sưởi ấm đến giữa tháng 4/2021 thấp hơn so với dự báo trước đó.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn New York giảm 12,8 US cent tương đương 4,9% xuống 2,511 USD/mmBTU – thấp nhất kể từ ngày 23/3/2021.
Giá vàng giảm, bạch kim cao nhất 2 tuần
Giá vàng giảm, do dự báo nền kinh tế hồi phục sau số liệu việc làm và dịch vụ của Mỹ tăng mạnh, thúc đẩy chứng khoán phố Wall tăng, song đồng USD suy yếu đã hạn chế đà suy giảm giá vàng.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 0,1% xuống 1.727,64 USD/ounce và vàng kỳ hạn tháng 6/2021 trên sàn New York thay đổi nhẹ ở mức 1.728,8 USD/ounce.
Chỉ số S&P 500 và Dow Jones đạt mức cao kỷ lục sau số liệu cho thấy rằng, nền kinh tế Mỹ tạo nhiều việc làm nhất 7 tháng trong tháng 3/2021. Trong khi đó, hoạt động của ngành dịch vụ tăng lên mức cao kỷ lục.
Đồng USD chạm mức thấp nhất hơn 1 tuần, khiến vàng thỏi trở nên rẻ hơn khi mua bằng tiền tệ khác và hạn chế đà suy giảm giá vàng.
Đồng thời, bạch kim giảm 0,3% xuống 1.206,28 USD/ounce, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 18/3/2021 (1.218 USD/ounce) trong đầu phiên giao dịch.
Giá cao su giảm
Giá cao su tại Nhật Bản giảm từ mức cao nhất 1 tuần, do giá dầu suy yếu gây áp lực thị trường.
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Osaka giảm 0,8 JPY xuống 250,7 JPY (2,3 USD)/kg, trong đầu phiên giao dịch giá cao su đạt mức cao nhất 1 tuần (253,7 JPY/kg).
Ngoài ra, đồng JPY suy yếu so với đồng USD khiến cao su mua bằng đồng JPY Nhật Bản đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn SICOM tăng 0,9% lên 165 US cent/kg.
Giá cà phê tăng
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn ICE tăng 0,5 US cent tương đương 0,4% lên 1,221 USD/lb.
Thời tiết khô ở hầu hết các khu vực trồng trọng điểm tại nước sản xuất hàng đầu – Brazil – ảnh hưởng đến sự phát triển cây trồng cà phê trong giai đoạn phát triển cuối cùng trước khi bắt đầu vụ thu hoạch, đã hỗ trợ giá.
Giá đường tăng
Giá đường tăng, do nhu cầu tăng song triển vọng không chắc chắn về đại dịch virus corona và doanh số bán ra đã hạn chế đà tăng.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2021 trên sàn ICE tăng 0,13 US cent tương đương 0,9% lên 14,84 US cent/lb.
Giá đậu tương và lúa mì tăng, ngô giảm
Giá lúa mì tại Mỹ tăng do lo ngại về nguồn cung của Mỹ suy giảm, bởi nhu cầu xuất khẩu tăng và diện tích trồng trọt giảm hơn so với dự kiến.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 5/2021 tăng 10-3/4 US cent lên 14,12-3/4 USD/bushel, giá lúa mì giao cùng kỳ hạn tăng 7 US cent lên 6,18 USD/bushel. Trong khi đó, giá ngô kỳ hạn tháng 5/2021 giảm 6-1/2 US cent xuống 5,53-1/4 USD/bushel, sau khi đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2013 (5,85 USD/bushel) trong ngày 1/4/2021.
Giá dầu cọ tăng
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng phiên thứ 3 liên tiếp trong 4 phiên, do giá dầu đậu tương tăng, tồn trữ ở mức thấp và nguồn cung thắt chặt.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 6/2021 trên sàn Bursa Malaysia tăng 3 ringgit tương đương 0,08% lên 3.740 ringgit (903,38 USD)/tấn, trong đầu phiên giao dịch giá dầu cọ tăng 1,6% lên mức cao nhất kể từ ngày 25/3/2021.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 6/4