Đưa 7 con khỉ vào 1 cái chuồng trên nóc có treo nải chuối để thực hiện thí nghiệm, kết quả cuối cùng khiến bao người bừng tỉnh ngộ

photo1617588649375 1617588649504663848688

Câu chuyện thứ nhất: 7 con khỉ và nải chuối

Có một thí nghiệm trên khỉ như sau: Người ta nhốt năm con khỉ vào trong một cái lồng, trên nóc có một nải chuối.

Người làm thí nghiệm đã lắp thêm một hệ thống tự động. Chỉ cần bầy khỉ leo lên lấy chuối, hệ thống sẽ lập tức phun nước vào lồng và năm con khỉ sẽ bị ướt.

Lúc đầu, một con khỉ leo lên lấy chuối nhưng ngay lập tức bị nước phun vào. Con khỉ nào cũng bị ướt, con khỉ nào cũng leo thử và đều bị như vậy. Vì vậy, bầy khỉ đã có chung một suy nghĩ: Đừng leo lên lấy chuối! Bởi vì chúng sẽ bị phun nước!

Sau đó, người ra thay một con khỉ trong lồng bằng một con khỉ mới A, rồi đóng cửa lồng lại.

Con khỉ mới vừa nhìn thấy nải chuối đã lập tức leo lên lấy. Kết quả là nó bị bốn con khỉ cũ xông vào đánh. Vì bốn con khỉ còn lại cho rằng, con khỉ mới sẽ khiến chúng bị phun nước, nên đã ngăn nó leo lên lấy chuối.

Con khỉ mới thử thêm mấy lần nhưng lần nào cũng bị đánh túi bụi. Nó vẫn chưa lấy được chuối. Đương nhiên cả năm con đều không bị phun nước.

Sau đó, người ta lại thay một trong bốn con khỉ cũ bằng một con khỉ mới B, rồi lại đóng cửa lồng lại. Đương nhiên khi vừa nhìn thấy nải chuối nó sẽ lập tức leo lên lấy. Kết quả là nó cũng bị bốn con khỉ còn lại xông vào đánh.

Con khỉ A đánh rất hăng. Con khỉ B thử đi thử lại, nhưng lần nào cũng bị đánh tả tơi nên nó đành bỏ cuộc!

Rồi dần dần, từng con khỉ cũ đều bị thay bằng một con khỉ mới khác. Nhưng chẳng có con nào dám leo lên lấy chuối. Ngay cả chúng cũng chẳng hiểu tại sao, chỉ biết cứ leo lên lấy chuối là sẽ bị đánh.

Lời bình:

Khi bạn chấp nhận sự ràng buộc của một môi trường nào đó mà đánh mất đi năng lực tư duy, phản biện, thì bạn sẽ không bao giờ có cách giải quyết mới, năng lực cá nhân cũng dần dần mất đi.

Đưa 7 con khỉ vào 1 cái chuồng trên nóc có treo nải chuối để thực hiện thí nghiệm, kết quả cuối cùng khiến bao người bừng tỉnh ngộ - Ảnh 1.

Câu chuyện thứ hai: Thành công

Cùng một đề văn dành cho học sinh lớp Ba với chủ đề ước mơ trong tương lai, có rất nhiều học sinh mong muốn làm chú hề.

Nếu giáo viên là người Trung Quốc, họ sẽ trách: “Em không có chí lớn, có dạy dỗ cũng vô ích!”

Nhưng nếu giáo viên là người nước ngoài, họ sẽ nói: “Hi vọng em có thể mang lại tiếng cười cho cả thế giới!”

Lời bình: Chúng ta cậy là người lớn, nên luôn áp đặt cho bọn trẻ yêu cầu nhiều hơn là động viên. Điều này chỉ khiến định nghĩa về thành công trở nên hạn hẹp hơn.

Câu chuyện thứ ba: Hóa ra là vậy

A: Hàng xóm mới nhà tôi đúng là đáng ghét. Hôm qua, nửa đêm khuya khoắt còn chạy sang nhà tôi ấn chuông cửa inh ỏi.

B: Đúng là đáng ghét thật! Thế anh có gọi điện báo cảnh sát ngay lúc đó không?

A: Không. Tôi coi họ như kẻ điên rồi tiếp tục thổi kèn đồng.

Lời bình:

Chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó. Khi đối diện với những cuộc cãi vã, mâu thuẫn, trước tiên bạn nên nghĩ xem bạn có thiệt thòi gì không hoặc là nhanh chóng tìm cách giải quyết.

Câu chuyện thứ tư: Đặt mình vào hoàn cảnh người khác

Người vợ đang nấu ăn trong bếp. Người chồng đứng bên cạnh cứ càm ràm: “Chậm thôi, cẩn thận! Lửa to quá. Mau lật cá đi, em cho nhiều dầu quá!”

Người vợ bực quá buột miệng nói: “Em biết nấu ăn như thế nào mà.”

Người chồng thản nhiên nói: “Anh chỉ muốn để em biết cảm giác khi anh đang lái xe mà em cứ lảm nhảm bên cạnh như thế nào thôi mà!”

Lời bình:

Không khó để học cách thông cảm cho người khác. Chỉ cần bạn sẵn sàng đặt mình vào vị trí, góc độ của người khác một cách nghiêm túc.

Đưa 7 con khỉ vào 1 cái chuồng trên nóc có treo nải chuối để thực hiện thí nghiệm, kết quả cuối cùng khiến bao người bừng tỉnh ngộ - Ảnh 2.

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *