Theo tờ Insider, đi bộ là một hình thức tập thể dục có thể cải thiện đáng kể sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Nó không chỉ giúp con người kéo dài tuổi thọ và ngăn ngừa bệnh tật mà còn có thể tăng cường năng lượng và tâm trạng.
Chưa hết, thói quen đi bộ sau bữa ăn tối còn giúp tiêu thụ lượng calo dư thừa, giúp cải thiện phản ứng cơ thể với insulin, giảm mỡ bụng. Trong đó, thói quen đi bộ nhanh, kết hợp với việc xoay cánh tay có thể giúp tăng tốc, lại góp phần đốt cháy thêm calo.
1. Chóng mặt và đi không vững
Theo QQ, một số người khi đi bộ có thể bị chóng mặt, dáng đi không vững, trường hợp nặng có thể bị ngã. Hiện tượng này liên quan đến tình trạng cao huyết áp , do lượng máu cung cấp cho não không đủ nên đã ảnh hưởng đến chức năng thần kinh vận động.
Đối tượng dễ mắc phải tình trạng cao huyết áp thường là người trung niên, cao tuổi, người béo phì, ít vận động… Nếu không được điều trị sớm và để bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng như huyết khối não, nhồi máu cơ tim, vì vậy khi vận động mà có dấu hiệu này thì cần hết sức lưu ý.
2. Khó thở và tức ngực khi đi bộ
Nếu bạn đi bộ nhanh, bạn có thể sẽ thấy mệt mỏi, khó thở do tim và phổi phải hoạt động mạnh hơn, tuy nhiên cơ thể sẽ trở lại bình thường sau một thời gian ngắn nghỉ ngơi.
Nhưng nếu chỉ đi bộ bình thường cũng thấy tức ngực, tim đập nhanh, khó thở… dù nghỉ ngơi nhưng triệu chứng vẫn không hề thuyên giảm thì bạn cần phải cẩn trọng mình đã mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Theo tờ Medicalnewstoday, khó thở khi đi bộ có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn nhịp tim, viêm phổi, hen suyễn… những bệnh này nếu không được thăm khám kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
3. Đau khớp khi đi bộ
Với những người khỏe mạnh, việc đi bộ sẽ rất thoải mái, họ thường không bị đau bất kỳ khớp nào.
Tuy nhiên, nếu bạn bị khó chịu, đau đớn khớp mỗi khi đi thì không nên cố gắng vì đó có thể là triệu chứng của thoái hóa khớp, loãng xương… Cần phải đến bệnh viện khám kịp thời, nếu không tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn có thể dẫn đến chức năng đi lại bị hạn chế và thậm chí gây biến dạng khớp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
4. Đi chậm hơn so với trước đây
Theo Webmd, những thay đổi trong tốc độ đi bộ của bạn theo thời gian có thể là một cách để dự báo trước về căn bệnh Alzheimer hoặc các vấn đề về trí nhớ khác. Ngoài ra, nếu bạn có dáng đi bất thường, loạng choạng, dáng đi cũng dễ bị đổ, xiêu vẹo, không vững vàng… thì nên cảnh giác với bệnh Parkinson. Nếu bạn gặp phải dấu hiệu này thì nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe của mình càng sớm càng tốt.
Đi bộ, cần lưu ý điều gì để đảm bảo sức khỏe?
Đi bộ không đơn giản chỉ là một cách di chuyển mà còn là môn thể thao để rèn luyện sức khỏe vô cùng có lợi, đặc biệt là khả năng kéo dài tuổi thọ và giảm cân nhanh. Để đi bộ đem lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên ghi nhớ những lưu ý sau:
– Thời điểm lý tưởng nhất trong ngày để đi bộ là sau 2 tiếng ăn tối, đây là lúc cơ thể không quá no cũng không quá đói. Việc đi bộ vào thời điểm này sẽ giúp cơ thể tiêu hao mỡ thừa trước khi lên giường đi ngủ.
– Không nên đi bộ sau 21 giờ bởi đây là khoảng thời gian cơ thể cần được nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng.
– Khi đi, bạn phải nâng cao đầu và ngực và bụng để thúc đẩy 13 nhóm cơ lớn của cơ thể cùng vận động.
– Trước khi đi bộ cần chú ý khởi động để tránh bị chấn thương.
– Lưu ý khi đi bộ bạn nên lựa chọn giày nhẹ, êm cùng với đế mềm và bề mặt phẳng.
– Khi đi bộ, mỗi người đều nên mang theo một chai nước để có thể bổ sung nước kịp thời, tránh tình trạng mất nước.
– Sau khi đi bộ, không được lập tức ngồi xuống ngay kẻo làm ảnh hưởng đến nhịp tim và gây ngất xỉu, cách tốt nhất bạn nên làm là đi bộ chậm lại, nghỉ ngơi trước khi ngồi hoặc nằm.