Đánh thuế, chủ nhà tăng giá, người nghèo đi thuê phải gánh gồng?

photo1621179114371 16211791146181531445158

Theo một số chuyên gia trong ngành, chính sách đánh thuế tài sản cho thuê chắc chắn sẽ tác động đến đối tượng thuê nhà, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên, người lao động thu nhập thấp… Vì vậy, cần phải phân loại để có cơ chế khuyến khích cho các đối tượng này có điều kiện thuê nhà với giá hợp lý và ổn định cuộc sống, góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

Quả thực, thông tin đánh thuế căn hộ cho thuê tại Tp.HCM (đã thí điểm một số dự án chung cư tại Q.11) và tại Hà Nội đang dấy lên những ý kiến khác nhau. Bên cạnh nỗi lòng của người có tài sản cho thuê thì người đi thuê cũng “tâm tư” không kém, bởi họ lo rằng, mức thuế này suy cho cùng người thuê phải gánh khi chắc chắn chủ nhà sẽ tăng giá thuê để bù vào chi phí tiền thuế.

“Phải nộp thuế thì chủ nhà sẽ cho thuê giá cao hơn, cuối cùng người gánh chịu mức thuế này sẽ là những người đi thuê, khó lại chồng khó…”, tâm tư của một người đi thuê căn hộ tại Tp.HCM.

Cũng quan điểm về vấn đề này, một NĐT tại Tp.Thủ Đức bày tỏ: ” Thông tin này, ban đầu mới nghe qua thì nghĩ rằng người cho thuê, chủ hộ sẽ lo lắng, nhưng bản chất bên đi thuê mới là đối tượng phải trả tiền. Chủ nhà tăng giá và người nghèo đi thuê phải gồng gánh chi phí, đó là thực tế. Không phát triển BĐS cho người thu nhập thấp, họ buộc phải đi thuê nhà. Giờ đánh thuế, giá thuê nhà tăng, người thu nhập thấp thêm gánh nặng?”.

“Tâm tư” người đi thuê căn hộ: Đánh thuế, chủ nhà tăng giá, người nghèo đi thuê phải gánh gồng? - Ảnh 1.

Những lo lắng này không phải không có căn cứ. Khi một chính sách ra, theo các chuyên gia cần suy xét đến các đối tượng khách hàng. Khi chính sách đánh vào chủ căn hộ cho thuê, nghĩa là đánh vào túi tiền của những người này. Chắc chắn một điều, họ sẽ đẩy chi phí cho thuê nhà tăng lên, bởi tài sản thuộc về phía họ, trong khi người đi thuê bị động về chốn an sinh. Điều đáng lo ở đây, là liệu người nghèo – những người có thu nhập thấp sẽ phải gánh chịu mức thuế từ việc đánh thuế này, khiến họ khó khăn lại càng trở nên nặng gánh hơn.

Thực tế cho thấy, thị trường cho thuê nhà, căn hộ những năm qua đã có dấu hiệu chững lại. Nhiều chủ nhà bị “hụt khách” trong đợt dịch Covid-19 do sinh viên, học sinh nghỉ dịch. Điều này đã gây khó khăn cho phía đối tượng cho thuê. Về phía người cho thuê, chắc chắn họ sẽ không mong muốn chủ nhà tăng giá thuê trong bất cứ tình cảnh nào. Việc đánh thuế tài sản thuê vô tình cũng đẩy họ vào lo lắng: Liệu sẽ có đợt tăng giá thuê trong thời gian tới?.

Theo bà Nguyễn Hương, CEO Đại Phúc Land, với giá nhà tại các khu vực nội thành đang tăng cao, cơ hội sở hữu nhà vừa túi tiền càng xa vời thì việc giải quyết bài toán nhà ở bằng giải pháp thuê nhà là con đường duy nhất của đại đa số người lao động thu nhập thấp. Vì vậy cần cân đối lợi ích hài hòa của các bên Nhà nước, chủ nhà cho thuê và người thuê để các bên đều chấp nhận và tuân thủ nghiêm túc sẽ là giải pháp bền vững trong lâu dài mà không phải suy nghĩ đến việc né tránh hay luồn lách gây phiền hà đến các bên.

Một số ý kiến cho rằng, mỗi người đi thuê nhà đều có mức tối đa sẵn sàng chi trả cho mục đích cho thuê dựa trên thu nhập hàng tháng của họ. Trong trường hợp giá nhà tăng họ sẽ có xu hướng tìm những căn hộ mức giá phù hợp hơn (ở xa trung tâm hơn, kém tiện nghi hơn). Do đó, chính người cho thuê sẽ phải giảm giá nếu muốn hút được khách. Trong tình hình mà nhà nước đánh thuế thuế căn hộ thì người cho thuê sẽ cân nhắc rất nhiều giữa việc tăng hay giữ giá thuê. Nếu tăng cũng khó trong bối cảnh Covid-19, tác động đến người thuê, lượng khách, còn nếu giữ giá thì lại khó cho túi tiền của họ. Theo đó, chính sách phù hợp với bối cảnh là rất cần thiết với các bên. Và theo nhiều ý kiến, chính sách ra đời cũng phải linh hoạt với từng đối tượng khách thuê để đảm bảo được câu chuyện an sinh của những người nghèo trong xã hội.

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *