Dân mình chỉ học theo “mánh khóe” để có lợi cho mình, mặc kệ sức khỏe của cộng đồng

photo1617618119596 16176181197556384508

Một đoạn clip ghi lại cảnh giòi bò lúc nhúc trong khúc cá kho mua tại chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch CleverFood trên phố Ngụy Như Kon Tum, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã trở thành nỗi ám ảnh của những người tiêu dùng vào cuối tuần qua.

Trên trang Fanpage CleverFood, chuỗi thực phẩm sạch phát thông báo tạm dừng bán hàng toàn hệ thống từ ngày 4/4 đến hết 6/4 sau vụ việc này.

Chủ chuỗi cửa hàng bán cá kho có giòi từng nói: Dân mình chỉ học theo mánh khóe để có lợi cho mình, mặc kệ sức khỏe của cộng đồng - Ảnh 1.

Sự cố thức ăn có giòi khiến chuỗi cửa hàng phẩm sạch CleverFood phải đồng loạt đóng cửa

Ông Hà Minh Đức – Giám đốc của hệ thống CleverFood lên tiếng xin lỗi và thừa nhận: “Vì tham mở rộng hệ thống, tham chạy theo doanh thu, tôi đã buông lỏng các khâu bảo quản và đào tạo nhân sự dẫn đến các lỗi về sản phẩm gần đây, đặc biệt là vụ việc cá kho bị lỗi mà anh Nguyễn Văn T. mua phải. Vì chỉ nghĩ cho việc của mình, nên khi gặp anh T. để xin lỗi tôi đã không quan tâm hỏi han sức khỏe và tinh thần của anh”.

Đây cũng không phải lần đầu chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch CleverFood bị khách hàng phản ánh. Trước đó, tháng 8/2019, một nữ khách khi hàng đặt mua một con tôm hùm tại CleverFood (chi nhánh Ciputra tại CT14A1, KĐT Nam Thăng Long, Hà Nội) đã phát hiện con tôm hùm vừa mua đã bị hỏng quá nửa, thịt tôm đã ngả sang màu đen.

Trước khi xảy ra vụ việc thức ăn có giòi, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch CleverFood làm ăn ra sao?

Công ty cổ phần Thực phẩm sạch CleverFood là đơn vị sở hữu hệ thống cửa hàng CleverFood tại Hà Nội. Doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 4/2016, đăng ký địa trụ sở chính tại thôn Sen Hồ, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Người đại diện pháp luật kiêm Giám đốc doanh nghiệp là ông Hà Minh Đức, hiện đang nắm 50% vốn, hai cá nhân khác sở hữu 49% và 1% vốn.

Chuỗi cửa hàng này chuyên bán các sản phẩm đánh bắt hái lượm tự nhiên, đặc sản vùng miền, nuôi trồng hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap như: Hải sản, rau hữu cơ, thịt lợn, tôm cá, hoa quả…

Năm 2016, khi ông Hà Minh Đức có trong tay chuỗi 6 cửa hàng bán lẻ thực phẩm sạch CleverFood, giới truyền thông cho biết doanh thu mỗi cửa hàng đạt tới 1 tỷ đồng/tháng. Đến năm 2019, doanh thu đạt gần 6,9 tỷ đồng.

Chủ chuỗi cửa hàng bán cá kho có giòi từng nói: Dân mình chỉ học theo mánh khóe để có lợi cho mình, mặc kệ sức khỏe của cộng đồng - Ảnh 2.

Chủ chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch CleverFood lên tiếng xin lỗi toàn bộ khách hàng

Ông Hà Minh Đức từng nói: Dân mình chỉ học theo mánh khóe, mặc kệ sức khỏe cộng đồng

Ông Hà Minh Đức – Chủ chuỗi CleverFood được biết đến với câu chuyện khởi nghiệp ở tuổi 30 sau quyết định từ giã con đường binh nghiệp.

Trong các bài báo trước đây, ông Đức chia sẻ: Lý do khởi nghiệp lĩnh vực thực phẩm sạch xuất phát từ những năm tháng gắn bó trong quân đội, tăng gia sản xuất, chăn nuôi để cải thiện bữa ăn cho anh em, tận mắt chứng kiến đất nước mình có quá nhiều nông sản, thực phẩm quý, nhưng người dân lại không có cơ hội tiếp cận. Trong khi đó, người nông dân vất vả đến lúc thu hoạch lại không có thị trường tiêu thụ.

Sau 3 tháng gom góp tiền mở cửa hàng bán thực phẩm sạch tại một ngõ nhỏ trên đường Hoàng Quốc Việt (Hà Nội), số vốn mỏng của 3 người bạn là 90 triệu đồng tan thành mây khói, để lại cả đống công nợ.

3 tháng sau đó, Đức cùng vợ quyết tâm làm lại. Huy động ngược xuôi, 2 vợ chồng xoay được hơn 700 triệu đồng, nhưng xử lý công nợ cũ ngốn hết một nửa, vốn cho kế hoạch tái khởi nghiệp của Đức còn 350 triệu đồng.

Trong đó, gần 80% số tiền trên là của bố mẹ Đức cho con trai mua nhà, nhưng đã bị anh con trai âm thầm đổ vào giấc mộng kinh doanh.

Năm 2013, cửa hàng CleverFood đầu tiên của Hà Minh Đức đã hiện diện tại 10/106 Hoàng Quốc Việt. Trong năm 2014, hai cửa hàng mới của CleverFood tiếp tục ra đời. Nhưng do điều hành cùng lúc 3 điểm bán, kinh nghiệm điều hành chưa có nên mỗi cửa hàng kinh doanh một kiểu. Nơi thì bán hàng loại 1, cửa hàng thì bán hàng loại 2… dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều. Chưa kể, hàng lỗi, hàng hỏng nhiều hơn dự tính, khiến tiền lại bắt đầu rơi.

Theo lời kể, ông Đức quyết định đóng cửa 2 cửa hàng đang khá đông khách, định vị lại thương hiệu, phân khúc sản phẩm và tập khách hàng hướng đến. Đồng thời, rà soát lại toàn bộ quy trình kinh doanh từ khâu nhập hàng, hướng dẫn lại nhân viên cách thức bán hàng, đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ bảo quản hàng hóa, tăng tủ mát, dán hạn sử dụng cho sản phẩm, đào tạo nhân viên biết cách giới thiệu hàng cho khách…

Chủ chuỗi cửa hàng bán cá kho có giòi từng nói: Dân mình chỉ học theo mánh khóe để có lợi cho mình, mặc kệ sức khỏe của cộng đồng - Ảnh 3.

Ông Hà Minh Đức – Chủ chuỗi thực phẩm sạch CleverFood

Dần dần, tỷ lệ hàng hỏng, hàng lỗi do quy trình bán hàng không khoa học đã giảm, tên tuổi chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch CleverFood dần được nhắc tới.

Đáng chú ý, trong một bài phỏng vấn trên báo Lao động, khi nhắc đến vấn đề thực phẩm bẩn, ông Đức cho rằng: Dân mình rất “ngại” học hỏi theo các nước tiên tiến như Hà Lan, Nhật Bản… về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp mà chỉ học theo “mánh khóe” để có lợi cho mình, mặc kệ sức khỏe của cộng đồng.

Do đó, trong cuộc chiến đẩy lùi thực phẩm bẩn, CleverFood đã hợp tác cùng với những anh em tập huyết lập nên các Hiệp hội về thực phẩm sạch uy tín.

“Trong cuộc chiến này, không thể chiến đấu đơn lẻ, mà phải đánh có đội có nhóm. Mục tiêu từ 5 -10 năm nữa, chống thực phẩm bẩn sẽ thành phong trào, và từ đó chuyển đổi mô hình sản xuất, chăn nuôi: nhà nhà làm hữu cơ, người người làm hữu cơ”, ông Đức nói.

Dẫu vậy, sự việc cá kho có giòi lần này đã cho thấy từ ý tưởng đến thực tiễn của nhà sáng lập CleverFood đang có nhiều kẽ hở mà ông Đức phải thừa nhận: “Vì tham mở rộng hệ thống, tham chạy theo doanh thu, tôi đã buông lỏng các khâu bảo quản”.

Động thái mới của tỷ phú Quang khi nắm trọn ‘chiếc vương miện 7 tỷ đô’: Kết hợp Techcombank tiếp cận 50 tỷ USD nhàn rỗi trong dân

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *