Chiến lược của chúng tôi là ‘lùi một bước để tiến hai bước’

photo1659754421658 1659754421889114949899

Văn Đinh Hồng Vũ (Văn Vũ) là đồng sáng lập và CEO ELSA – ứng dụng học tiếng Anh có trụ sở tại Thung lũng Silicon (Mỹ). Tính đến tháng 3/2021, startup này đã huy động được 27 triệu USD từ nhiều nhà đầu tư, trong đó có quỹ chuyên rót vốn vào AI của Google. Sau 7 năm thành lập, ELSA đã đạt hơn 40 triệu lượt tải trên hơn 100 quốc gia.

Trong talk show “The Next Power” sản xuất bởi S-World và VnExpress, nữ CEO này đã chia sẻ một số bí quyết để phát triển công ty như hiện nay.

“Lùi một bước để tiến hai bước”

Khác với nhiều công ty đang trên đà tăng trưởng nhanh, ELSA thực hiện chiến lược “đi lùi một bước để đi tiến hai bước”. Quá trình tăng tốc của startup này được gói gọn trong 2 bước gồm: học từ phản hồi của khách hàng và giải quyết một vấn đề nào đó.

“ELSA không có kiểu thắng nhờ may mắn, phải hiểu mình đánh được vào nhu cầu nào của khách hàng, những khách hàng nào mình mất, mình phải hiểu được khách hàng đó”, CEO Văn Vũ nói.

Theo Văn Vũ, 3 tháng trước khi đưa một tính năng mới, đội ngũ của ELSA phải bắt đầu từ việc nghiên cứu để chỉ ra nhu cầu thiết yếu cho người dùng. Tất cả những thông tin đưa ra phải được hỗ trợ bởi dữ liệu và những bài học cũ.

“Chúng tôi đưa ra một tính năng không phải vì nó là công nghệ tiên tiến tiến mà dựa trên nền tảng là giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng. Nếu team sản phẩm không trả lời được câu hỏi vì sao làm chức năng này thì sẽ ý tưởng đó sẽ không được duyệt. Đó là cách đi nhanh nhưng dựa trên cơ sở là tính tin cậy”, nữ doanh nhân nói.

CEO Việt tại Thung lũng Silicon: Chiến lược của chúng tôi là ‘lùi một bước để tiến hai bước’ - Ảnh 1.

Đồng sáng lập và CEO ELSA, Văn Đinh Hồng Vũ. Ảnh: ELSA

Sau khi triển khai tính năng mới, trong vòng 2 tuần, công ty sẽ kiểm tra, đánh giá lại để rút ra những điểm cần khắc phục, điểm nào tiếp tục phát huy. Tất cả những thông tin cần thiết trong quá trình này sẽ được ghi chép lại để lưu trữ thành bài học kinh nghiệm.

CEO Văn Vũ chia sẻ rằng ELSA được thành lập với tầm nhìn là xây dựng một sản phẩm toàn cầu. Vì vậy, startup của cô xem thị trường toàn cầu là nền tảng, từ đó chỉnh sửa lại để thích ứng với thị trường Việt Nam.

Văn Vũ cũng cho biết dù đi theo chiến lược toàn cầu nhưng ELSA luôn chú trọng những bài học thành công, kinh nghiệm thất bại ở mỗi thị trường khác nhau để từ đó có thể làm tốt hơn ở các thị trường khác.

“Nếu mình đánh toàn cầu ngay cùng một lúc, nhiều bài học quá, mình không biết bài học nào phải học, không đủ nguồn lực của công ty để sửa. Đánh một thị trường sẽ hiểu được là những bài học bắt đầu từ đâu, đi từng bước một để sửa”, cô chia sẻ.

“Tuyển người còn khó hơn gọi vốn”

Được gọi với cái tên “startup công nghệ giáo dục” nhưng Văn Đinh Hồng Vũ khẳng định công nghệ chỉ là công cụ chứ không phải là yếu tố quyết định sự thành bại của ELSA. Đổi mới xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau và xoay quanh việc giải quyết được những vấn đề của người dùng. Nếu chỉ phụ thuộc vào việc cập nhật, thay đổi công nghệ, hành trình của doanh nghiệp sẽ đi vào lối mòn.

“Công nghệ là công cụ. Nó không phải là sự sống còn”, Văn Vũ nói. “Khi bạn hỏi một người sử dụng sản phẩm, họ không quan tâm công nghệ của ELSA tiên tiến tới đâu, họ chỉ quan tâm là ELSA có giúp mình nói tiếng Anh tốt hơn hay không”.

Hiểu được những nỗi trăn trở của người dùng vẫn chưa tự tin khi giao tiếp hay khó giữ được sức bền khi học tiếng Anh, trong thời gian sắp tới, ELSA cũng cho ra mắt tính năng social learning (học tập xã hội) – chia người học thành các nhóm nhỏ hay tính năng đưa ra các góp ý, chỉnh sửa sau mỗi buổi học.

Nguồn nhân lực cũng là điều Văn Vũ luôn chú trọng đến. Với mô hình mở rộng ở nhiều quốc gia, những ứng viên có tầm nhìn toàn cầu sẽ dễ dàng thích nghi với nhiều nền văn hóa khác nhau, các múi giờ làm việc linh hoạt của ELSA. Ngoài ra, những người cùng hướng đến một sứ mệnh sẽ tạo ra sợi dây liên kết bền vững của một đội ngũ. Từ đó, mỗi nhân viên dù đảm nhiệm vị trí quản lý hay thực tập sinh cũng sẽ có động lực để đóng góp cho công ty.

“Khi tìm người phải tìm những bạn tâm đắc về sứ mệnh của mình, đó là cách đi đường dài nhất”, nữ CEO nói. “Tuyển được ứng viên tài năng còn khó hơn đi gọi vốn. Được một người giỏi chấp nhận làm với mình là một may mắn”.



Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *