1. Suy nghĩ tiêu cực
Bạn có phải là người thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực trong tiềm thức hay không? Ví dụ: Khi nghĩ đến việc gì đó, bạn thường có những suy nghĩ như “chẳng còn cách nào, không thể, làm sao đây…”
Những từ ngữ này sẽ khiến bộ não của bạn chỉ dừng ở giai đoạn suy nghĩ và không tìm ra câu trả lời cho vấn đề được.
Nếu ngày nào bạn cũng sống trong trạng thái tiêu cực, nó sẽ kéo năng lực của bạn đi xuống từng ngày.
2. Trốn tránh trách nhiệm
Bất kể chúng ta làm việc gì đi nữa, trong mười việc nhất định sẽ có vài việc gặp vấn đề cần giải quyết, không thể nào thuận buồm xuôi gió cả đời.
Thế nên, một người có năng lực hay không, phụ thuộc rất nhiều vào việc khi gặp phải sự cố, họ lựa chọn nghĩ ra cách giải quyết, chủ động đứng ra tự chịu trách nhiệm, hay trốn tránh và đùn đẩy công việc cho người khác tiếp quản?
Có những người dùng quen những lý do như “tôi không biết, không phải lỗi của tôi” để trốn tránh trách nhiệm rất dễ dàng. Tuy nhiên càng về lâu về dài, họ chỉ đang tự hủy đi cơ hội phát triển và trưởng thành của bản thân mà thôi.
3. Tiền
Tiền bạc là thứ có thể trói buộc khả năng của một người. Có nhiều người năng lực chưa đạt tới mức đó, nhưng nếu trả thấp hơn họ liền không làm. Cứ như vậy, họ đã tự đánh mất đi cơ hội tự mình tích lũy kinh nghiệm cũng như năng lực kiếm tiền của bản thân.
Khi nhà tuyển dụng đưa chúng ta mức lương thấp hơn mong đợi, hãy bình tĩnh suy nghĩ đến lý do tại sao. Nếu năng lực của bạn cao, đừng ngần ngại thuyết phục họ. Nhưng nếu năng lực chưa đủ, hãy cố gắng chấp nhận thực tại, chăm chỉ học hỏi để nâng cao giá trị bản thân.
Khi bạn trở thành người có giá trị cao, còn lo không kiếm được nhiều tiền nữa hay sao?
4. Sợ làm việc vượt tầm kiểm soát
Điều gì có thể khiến một người trưởng thành? Đó chính là không ngừng trải nghiệm, vượt ra vùng an toàn, cải thiện và thay đổi chính mình từng ngày.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người lại có tâm lý sợ hãi khi làm những việc chưa từng làm hoặc nằm ngoài tầm kiểm soát. Khi gặp cơ hội bất ngờ tới, họ sợ thử nhưng lại tiếc nuối vì làm vụt mất nó.
Nhưng bạn biết không? Cơ hội chỉ dành cho những người chuẩn bị sẵn sàng. Ai đủ can đảm tiếp nhận, người đó là kẻ thắng!
5. Than vãn
Những người có thói quen phàn nàn khi gặp khó khăn, rất khó để vượt qua chính mình. Họ luôn xem bản thân như nạn nhân, những gì xui xẻo đến với mình đều do người khác gây ra, chính vì vậy cứ đụng chuyện liền than phiền suốt ngày.
Nhưng nếu một người chỉ biết than vãn suốt ngày, họ sẽ đánh mất năng lực giải quyết vấn đề, và hạnh phúc cũng cách họ càng ngày càng xa.
6. Tự cho mình là đúng
Người này thường độc đoán, không nghe vào tai bất kì ý kiến của ai, luôn cảm thấy bản thân mình là đúng. Do đó dần dần, chẳng ai còn muốn cho họ lời khuyên nữa.
Cứ thế, họ đồng thời không còn nghe được lời thật lòng từ miệng người khác, và dần dần mất đi những người bạn tốt cũng như cơ hội để trưởng thành.
7. Không tự tin
Bởi vì không đủ tự tin, nên chắc chắn bạn sẽ không đủ can đảm để dốc hết sức đi chiến đấu. Cái gì cũng ôm tâm lý sẽ có người giỏi hơn đi làm, cứ sống như người bình thường thôi.
Và chính vì vậy, những tháng ngày trôi qua của bạn mới càng ngày càng trở nên tầm thường.
8. Sợ phạm lỗi
Những người sợ sai thường luôn cúi đầu trước mọi việc, họ không dám làm, không dám thử. Vì sợ sai lầm nên trước tiên sẽ tìm lý do bào chữa cho mình. Vì vậy tự làm mất đi nhiều cơ hội thử sức mới.
Trong các cuộc tranh luận, những người thế này thường không dám chắc chắn về ý kiến của mình. Chỉ cần thấy ai kiên quyết bác bỏ, họ nhất định sẽ nghe theo.
9. Lười biếng
Bất cứ lúc nào cũng trong trạng thái không muốn làm việc, không muốn suy nghĩ, vô cùng bằng lòng với thực tại, chẳng muốn cố gắng nữa, không muốn theo đuổi ước mơ nữa vì nó rất áp lực, chỉ muốn “há miệng chờ sung” mong làm giàu nhờ trúng số hay có người thân giàu có.
Những người thế này, không phải là không có khả năng, mà năng lực của họ đã bị bản tính lười biếng giết chết từng ngày.