Bác sĩ chỉ ra thủ phạm vô cùng ‘quen mặt’

photo1617094837212 1617094837395330226919

Thuốc lá – thủ phạm gây đột quỵ

TS Cường cho biết mỗi năm có hơn 200 nghìn người bị đột quỵ và tỷ lệ này đang ngày càng trẻ hoá. Trực tiếp khám và cấp cứu cho các ca đột quỵ, TS Cường nhận thấy những ca đột quỵ dưới 40 tuổi đều liên quan tới thuốc lá , có bệnh nhân nam chỉ ngoài 20 tuổi đã nhồi máu não vì hút thuốc lá từ năm 17 tuổi.

Trường hợp của bệnh nhân N.D.H. 49 tuổi, trú tại Cần Thơ, vào bệnh viện khám vì chị H. thường xuyên bị đau đầu. BS Cường cho biết, khi chụp MRI3 Teslad đã phát hiện những thương tổn ở mạch máu não và lòng mạch. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân hay đau đầu.

Khi bác sĩ lược tiểu sử lối sống thì thấy rằng cả chồng, con chị đều không hút thuốc lá nhưng tại nơi làm việc của chị H., lúc nào cũng có mùi thuốc lá. Chị H. cho biết văn phòng làm việc của chị là phòng kín, máy lạnh chạy 24/24h nhưng lãnh đạo của phòng lại rất nghiện thuốc lá.

Người lãnh đạo này lúc nào cũng hút thuốc trong phòng làm việc. Vì là “sếp” nên chẳng ai có ý kiến, mùi thuốc lá cũng dần dần quen thuộc, hít nhiều cũng không còn thấy lạ nữa.

 Đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa ở Việt Nam: Bác sĩ chỉ ra thủ phạm vô cùng quen mặt - Ảnh 1.

Thuốc lá gây ra nhiều độc hại cho mạch máu não.

Trên phim MRI có những điểm thoái hoá não, tổn thương mạch máu do tác hại từ khói thuốc lá mà bệnh nhân H. hút bị động.

TS Cường cho biết, những người hút thuốc lá bị động cũng chịu tác động từ khói thuốc như người hút chủ động. Hiện nay những người hút thuốc lá thụ động ít được quan tâm hơn thuốc lá chủ động.

Cách đây không lâu, TS Cường cũng tầm soát cho một gia đình và tất cả đều có tổn thương ở mạch máu não. Trong gia đình này có ông nội và bố hút trung bình mỗi ngày 1 bao thuốc và hút cả trong phòng khách, phòng ngủ. Hậu quả, cả gia đình đều tổn thương não giống nhau.

Một thanh niên tên là V.H.D. 29 tuổi, vào BV Đột quỵ và Tim mạch Cần Thơ cấp cứu trong trạng thái liệt yếu một nửa người. Bệnh nhân được chụp MRI 3 Tesla được phát hiện tắc mạch máu não trái.

BS Cường cho biết, bệnh nhân này cũng hút thuốc lá từ năm 18 tuổi, mỗi ngày trung bình 1 bao. Các bác sĩ đã phải can thiệp tái thông lòng mạch để cứu bệnh nhân. Dù trở về từ cõi chết sau cơn đột quỵ, nhưng bệnh nhân đã bị ảnh hưởng bởi di chứng của cơn đột quỵ, ít nhiều vẫn bị tổn thương não.

Hãy từ bỏ thói quen hút thuốc lá

TS Cường cho biết, nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý đột quỵ, nhồi máu cơ tim hàng đầu là lối sống không lành mạnh: hút thuốc lá quá nhiều, rượu bia liên tục . Với những người có sẵn bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường… nếu không bỏ thuốc lá thì nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim càng cao hơn.

 Đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa ở Việt Nam: Bác sĩ chỉ ra thủ phạm vô cùng quen mặt - Ảnh 2.

TS Cường chia sẻ về các tổn thương mạch máu não của bệnh nhân hút thuốc lá.

Hút thuốc lá càng sớm thì nguy cơ mắc các bệnh lý mạch máu, đột quỵ càng cao. Chất độc trong thuốc lá sau khi vào phổi sẽ tấn công hệ thống mạch máu, não. Những người hút thuốc có điểm chung là lòng mạch không trơn láng như người bình thường.

Những tác hại từ khói thuốc không xảy ra tức thì mà nó âm thầm làm thay đổi cấu trúc lòng mạch máu dẫn tới các bệnh nguy hiểm mà nhiều người còn chủ quan.

Đột quỵ, nhồi máu cơ tim là các bệnh lý gây tử vong hàng đầu và không loại trừ một ai. Bất cứ khi nào bạn cũng có thể bị đột quỵ. Vấn đề là phải hiểu về nguy cơ, những triệu chứng sớm để tầm soát.

Tuy nhiên, cách sàng lọc bệnh tốt nhất là bảo vệ cơ thể, giữ gìn sức khỏe, không hút thuốc lá, không uống quá nhiều rượu bia … Những người khỏe mạnh bình thường, có lối sống lành mạnh thì xác suất đột quỵ rất thấp.

Trong khi đó, TS Cường cho biết, cũng có nhiều trường hợp đi tầm soát sớm và có kết quả tốt nên về nhà vẫn hút thuốc lá, nhậu nhẹt liên hồi. Sự chủ quan này có thể hại chính người bệnh mà họ không biết.

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *