Sự tăng trưởng bùng nổ của thế giới tiền mã hóa cũng kéo theo những mặt trái không ai mong muốn. Đó là gia tăng các hoạt động tội phạm tiền mã hóa khi các hacker đang tích cực xâm phạm các sàn giao dịch và đánh cắp tài sản cũng như dùng tiền mã hóa để rửa tiền. Danh sách những hoạt động tội phạm này vẫn đang ngày càng dài hơn và khó có thể dừng lại.
Chỉ tính riêng trong năm 2020, các hacker đã đánh cắp số tiền mã hóa trị giá gần 4 tỷ USD, bên cạnh đó, khoảng 3,5 tỷ USD tiền mã hóa cũng đã được gửi đi từ các địa chỉ ví Bitcoin thuộc về giới tội phạm. Trước đó, trong năm 2019, khoảng 2,8 tỷ USD của những tên tội phạm đã được tẩy rửa thông qua các sàn giao dịch tiền mã hóa. Ước tính một lượng Bitcoin trị giá khoảng 2,5 tỷ USD đã được tẩy rửa từ khi đồng tiền này ra mắt.
Và danh sách những điều này sẽ còn tiếp tục kéo dài hơn nữa trong tương lai.
Với tính chất ẩn danh của tiền mã hóa, các hoạt động tội phạm này thường rất khó truy vết hay thu hồi lại số tiền bị đánh cắp này cho nạn nhân. Trong khi đó, không dễ chống lại các hoạt động tội phạm này. Bất chấp việc nhiều quy định an toàn đã được đưa ra, thế nhưng chi phí và mức độ phức tạp của các biện pháp này khiến nó trở nên khó có thể áp dụng phổ biến.
“Người giám sát quyền lực” của thế giới tiền mã hóa
Trong khi không dễ ngăn chặn tội phạm tiền mã hóa bằng các biện pháp thông thường, dự án tiền mã hóa PARSIQ đang trở thành một trong những giải pháp kỹ thuật hữu hiệu cho vấn đề này.
Sự ra đời của PARSIQ dựa trên ý tưởng về một nền tảng kết nối, giám sát bất kỳ sự kiện và hoạt động chuyển giao tài sản mã hóa giữa các chuỗi blockchain khác nhau (như Bitcoin, Ethereum hay Polkadot …) trên toàn thế giới. Vì vậy, nó cho phép người dùng có thể giám sát bất kỳ sự kiện nào trên các chuỗi blockchain khác nhau ở bất kỳ thời điểm nào.
Từ đặc tính này, PARSIQ có thể mang đến các lớp bảo vệ hữu hiệu cho bất kỳ công ty nào liên quan đến giao dịch tiền mã hóa.
Đầu tiên là khả năng phân tích giao dịch trên chuỗi blockchain, tham chiếu chéo với các dữ liệu bên ngoài chuỗi, để tự động đưa ra các cảnh báo sớm – thậm chí trong thời gian thực – về những giao dịch bất thường đang diễn ra.
Khả năng này đã được cho thấy sự hiệu quả của nó khi vào tháng 10 năm 2020, sàn giao dịch CoinMetro đã được hệ thống PARSIQ cảnh báo về những hành vi bất thường chỉ 7 phút sau khi nó diễn ra, giúp sàn giao dịch này ngăn chặn sớm một cuộc tấn công trước khi nó lan rộng, cũng như hạn chế thiệt hại về tài chính cho sàn giao dịch này.
Còn hơn cả khả năng cảnh báo sớm và hạn chế các hành vi đáng ngờ, PARSIQ còn có thể “hack ngược lại hacker” – hay thu hồi lại khoản tiền mã hóa bị hacker ăn trộm trên sàn giao dịch.
Điều gì làm nên các tính năng quyền lực này?
Về cơ bản, khả năng cảnh báo sớm các giao dịch bất thường và thu hồi lại tài sản bị mất trộm trong cuộc tấn công của hacker xoay quanh một khả năng đặc biệt của PARSIQ: công nghệ giám sát Mempool, viết tắt của Memory Pool.
Đối với các chuỗi blockchain, Memory Pool là nơi lưu trữ các thông tin về những giao dịch chưa được xác thực – nó giống như một phòng đợi cho các giao dịch vẫn chưa được đưa vào chuỗi blockchain. Và với tình trạng khối lượng giao dịch lớn như hiện nay, các phòng đợi này (hay các Pool) sẽ chứa rất nhiều giao dịch chờ, dẫn đến tình trạng xác nhận ngày càng lâu hơn, cũng như phí giao dịch sẽ bị đẩy lên cao để được xác nhận sớm.
Là nơi tập trung các giao dịch chờ của chuỗi blockchain, nghĩa là nếu có điều gì đó to lớn đang diễn ra trong chuỗi, ví dụ một lượng lớn tiền mã hóa đang được giao dịch, đây sẽ là nơi đầu tiên phát hiện ra nó. Đây chính là điều làm nên cốt lõi của PARSIQ.
Thông qua việc giám sát Mempool, công nghệ của PARSIQ có thể phân tích các giao dịch chờ trong đó để phát hiện sớm các giao dịch đáng ngờ và bất thường, trước khi chúng được xác nhận và trở nên không thể đảo ngược.
Cũng nhờ khả năng này, PARSIQ có thể thu hồi lại số tiền bị hacker lấy trộm khi giao dịch của hacker đó vẫn đang chờ trong Mempool. Bằng cách trả mức phí giao dịch cao hơn, PARSIQ có thể đảo ngược lại giao dịch của hacker. Bên cạnh đó, PARSIQ cũng ghi lại tình trạng quỹ bị hack và làm việc với thợ đào xác nhận giao dịch để trả lại số tiền bị hack cho chủ sở hữu.
Thông qua việc phân tích các giao dịch trong Mempool, PARSIQ có thể phát hiện và cảnh báo sớm về các giao dịch và hành vi đáng ngờ.
Hơn thế nữa, một lợi ích đặc biệt khác từ công nghệ giám sát Mempool của PARSIQ là cho phép người dùng có được những dự đoán sớm về biến động giá trên thị trường.
Quan trọng hơn cả là chi phí để những sàn giao dịch, những công ty liên quan đến các giao dịch tiền mã hóa có được các lớp bảo vệ hữu hiệu này.
Thay vì phải dành từ 6-10% doanh thu của mình cho các hoạt động đảm bảo an toàn dữ liệu người dùng – thậm chí các công ty lớn còn chi tới 10.000 USD cho mỗi nhân viên thuộc bộ phận này – chi phí dành cho dịch vụ và công nghệ của PARSIQ chỉ có mức giá khởi điểm từ 49 USD/tháng. Đây là mức phí rất nhỏ cho việc hạn chế các vụ tấn công có thể gây thiệt hại đến hàng tỷ USD cho các tổ chức tài chính cũng như người dùng.
Hiện sàn giao dịch Binance cũng đang tích hợp giải pháp của PARSIQ
Không chỉ đảm bảo an toàn cho khách hàng và người dùng, các giải pháp mà PARSIQ mang tới có thể mở ra tương lai mới cho việc tuân thủ quy định quản lý của ngành tài chính. Cùng với sự nở rộ của hoạt động tài chính trực tuyến, các quy định quản lý cũng sẽ ngày càng nhiều hơn. Nếu không có các giải pháp công nghệ tốt hơn, việc tuân thủ các quy định này cũng như bảo vệ người dùng sẽ trở thành một gánh nặng khổng lồ cho doanh nghiệp.
Startup này đã được Binance Labs – quỹ đầu tư 100 triệu USD của Binance rót vốn, bên cạnh đó quỹ Hex Trust – quỹ đầu tư tín thác crypto số 1 Hồng Kông mới đây cũng đã công bố hợp tác lâu dài với Parsiq.
Tham khảo Hackernoon