Hoạt động cho vay kỹ thuật số đang phát triển mạnh, với hàng trăm ứng dụng điện thoại có sẵn để tải. Các ứng dụng này đến từ ngân hàng, các công ty cho vay tiêu dùng, các nền tảng vay ngang hàng (P2P), thậm chí cả những công ty cho vay đáng ngờ và các băng nhóm cho vay tiền với trải nghiệm “nhanh và dễ dàng” cùng các khoản vay không có tài sản đảm bảo trong vòng chỉ vài phút.
Mặc dù những ứng dụng này thúc đẩy các hoạt động tài chính cũng như phù hợp với nỗ lực của Chính phủ và các bên tham gia tài chính để tự do hóa tín dụng, song chúng cũng làm dấy lên lo ngại của người dân về sự phát triển ngành cho vay số dựa trên những hoạt động cho vay liều lĩnh.
Trên mạng xã hội Facebook, hàng trăm nhóm trong đó có những người đi vay lên tiếng bởi bất bình, bao gồm cả chuyên gia trẻ Việt Nam, đã phải chia sẻ các mẹo để đối phó với các bên cho vay trên nền tảng số.
Những người mới tham gia liên tục đặt câu hỏi để tìm ra ứng dụng đáng tin cậy, hoặc cách đáp ứng các yêu cầu cho vay có thể được coi là nghiêm ngặt của ngân hàng và nền tảng P2P, nhưng lại dễ dàng đối với các công ty tài chính hoặc thậm chí bên cho vay bất hợp pháp.
Những người đi vay có kinh nghiệm sẽ chia sẻ kiến thức về cách ngăn chặn các thủ đoạn bắt nạt trên mạng của những người đòi nợ, một số người khác đưa ra các mẹo về phân loại các thông tin cá nhân có thể tiết lộ hoặc có thể bỏ qua để người vay không bị ảnh hưởng đến quyền riêng tư trên các nền tảng số.
Một số ứng dụng được khuyên dùng như Doctor Đồng, Tamo, VDong và Cash24. Một người dùng chia sẻ, những ứng dụng cho vay này sẽ không cử người “đến nhà đòi nợ”. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng đe dọa qua những tin nhắn văn bản, đoạn ghi âm…
Ở chiều ngược lại, một số nhóm người đi vay trên nền tảng số mờ ám cũng đã tấn công người cho vay bằng cách khuyến khích vay nợ ồ ạt, dẫn đến người cho vay phá sản. Một số người đã mua chung thẻ SIM có lịch sử cuộc gọi ít nhất 3 tháng để đăng ký các khoản vay, sau đó khiến người cho vay gặp các vấn đề về tài chính.
Mặc dù hành động trên được coi là gây tranh cãi, nếu không muốn nói là bất hợp pháp, các thành viên nhóm Facebook này cho rằng hành động của họ tương tự câu chuyện theo kiểu Robin Hood, lấy tiền từ những người cho vay trên nền tảng số, những người đòi nợ và các ứng dụng di động “giàu có” để “phục vụ nhu cầu mưu sinh của chính họ”.
Chưa tính đến tính hợp pháp của những hành động trên, sự hiện diện các cộng đồng mạng xã hội này làm dấy lên những lo ngại ngày càng tăng về hiện tượng “giao dịch săn mồi” cũng như sự mất an toàn về tài chính của một nhóm người vay mới trên nền tảng số ở Việt Nam. Thế hệ này đang đối mặt với một kỷ nguyên mới của tài chính khi mối quan hệ giữa người vay và chủ nợ ngày càng thay đổi theo hướng rủi ro hơn.