Đói nghèo chực chờ “nuốt” người Tân Cương

photo1618649855758 16186498559051860600287

Phương Tây giáng đòn vào sản phẩm bông của Tân Cương

Ông Zhang điều hành một nhà máy chế biến bông giữa tỉnh Tân Cương. Hàng năm, từ tháng 9 tới tháng 11, ông thu mua bông thô tại địa phương và chế biến, tách hạt, rồi bán cho các thương lái và các nhà máy sợi.

Với tư cách là thành viên của Sáng kiến Bông tốt hơn (Better Cotton Initiative – BCI) trong hơn 5 năm, hoạt động kinh doanh của ông ở Yili, Tân Cương được hưởng lợi khá nhiều từ mạng lưới có trụ sở tại Thụy Sĩ.

Tuy nhiên, trong khi ông Zhang bận rộn mua bông từ nông dân vào tháng 10 năm ngoái, BCI thông báo rằng họ sẽ rút khỏi khu vực Tân Cương do những lo ngại liên quan đến các cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bước.

Doanh nhân họ Zhang với hơn một thập kỉ kinh nghiệm trong ngành đã bị sốc. Vào tháng 3/2020, BCI nói với ông rằng họ sẽ đình chỉ các hoạt động với các nông dân được cấp phép ở Tân Cương cho mùa bông năm ngoái do “sự phức tạp của môi trường quốc tế hiện tại”.

Nhưng Zhang nghĩ rằng, việc đình chỉ sẽ chỉ kéo dài 1 năm, và sau đó mọi thứ sẽ trở lại bình thường: “Việc đình chỉ có một số tác động đến doanh số bán bông vải xơ, nhưng thật may mắn, chúng tôi đã bán được phần lớn hàng tồn kho vào Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra vào tháng 9 sắp tới. Có quá nhiều điều bất ổn và chúng ta chỉ có thể chờ xem.”

Nhưng không phải người sản xuất bông nào ở Tân Cương cũng may mắn như ông Zhang. Ông Zhang cho biết, một số người chỉ mới bán được một nửa số bông và vẫn còn hàng trong kho, vì một số nhà bán lẻ quốc tế lớn cắt đứt quan hệ với các nhà cung cấp này.

Nhà bán lẻ Thụy Điển Hennes & Mauritz (H&M) – nhà bán lẻ thời trang lớn thứ 3 thế giới tính theo doanh thu năm ngoái – cho biết họ đã ngừng sử dụng bông Tân Cương, theo lời khuyên của BCI, trong khi nhà bán lẻ đồ thể thao của Mỹ Nike cho biết họ sẽ không cung cấp các sản phẩm từ Tân Cương nữa và cũng đảm bảo rằng các nhà cung cấp hợp đồng của công ty không sử dụng hàng dệt hoặc sợi kéo từ khu vực này.

Tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng và nghèo đói tới ngay sau đó

Vào tháng 1, chính phủ Mỹ công bố lệnh cấm sâu rộng đối với nhập khẩu bông và cà chua từ Tân Cương với lý do sử dụng lao động cưỡng bức. Dữ liệu chính thức cho thấy sản lượng bông hàng năm của Tân Cương là khoảng 5 triệu tấn, chiếm 87.3% tổng sản lượng bông của cả nước vào năm ngoái.

Trung Quốc là nước tiêu thụ bông lớn nhất và là nhà sản xuất bông lớn thứ hai thế giới. Tổng thư ký của Trung tâm Nghiên cứu bông kỹ thuật số Tân Cương Luo Yan cho biết: “Bông là ngành công nghiệp trụ cột ở Tân Cương và một nửa diện tích đất của Tân Cương được sử dụng để trồng bông. Chính phủ cũng trợ cấp cho nông dân trồng bông. Đó là lý do tại sao nông dân thích trồng bông ở đây hơn là các loại cây trồng khác.”

Đến cuối năm 2019, có 808 công ty chế biến bông ở Tân Cương, chiếm 84% tổng số của cả nước, theo Hiệp hội Bông Trung Quốc. Các công ty sản xuất bông này sử dụng khoảng 600.000 lao động ở Tân Cương.

Hơn một nửa số nông dân của Tân Cương trồng bông và loại cây trồng này là nguồn thu nhập chính của họ, đặc biệt là các khu vực dân cư Uygur ở phía Nam Tân Cương.

Nếu ngành này thu hẹp quá nhanh và có một làn sóng đóng cửa nhà máy, tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng đáng kể và nghèo đói sẽ kéo tới ngay sau đó, SCMP nhận định.

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu JD Digits năm ngoái, trên toàn quốc, ngành dệt may sử dụng ít nhất 8 triệu lao động.

Tác động đó được thể hiện rõ ràng ở các vùng của Tân Cương. Ông Song, giám đốc nhà máy kéo sợi bông ở thành phố Korla, trung tâm Tân Cương cho biết, công ty của ông có thể buộc phải sa thải một số công nhân nếu doanh số bán sợi bông của họ tiếp tục giảm do các thương hiệu quốc tế lớn cắt đứt quan hệ.

“Nó sẽ ảnh hưởng đến chúng tôi về lâu về dài nếu các thương hiệu này ngừng cung cấp bông từ Tân Cương. Chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc giảm năng lực của mình,” ông Song nói với SCMP.

Dữ liệu cũng chỉ ra việc các thương hiệu phương Tây giảm mua bông Tân Cương không chỉ ảnh hưởng tới các nhà máy bông ở địa phương mà còn ảnh hưởng tới các nhà máy dệt trên toàn Trung Quốc.

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *