Mỹ kêu gọi Trung Quốc ‘dịch chuyển’ khỏi xuất khẩu

photo1618650550983 16186505510941815264338

“Sự phục hồi của Trung Quốc mất cân xứng đáng kể” từ sau đại dịch Covid-19, Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong báo cáo bán niên về ngoại hối. “Các biện pháp ứng phó mạnh tay cho phép Trung Quốc nhanh chóng khôi phục sản xuất trong khi lực cầu tiêu thụ nội địa bị bỏ lại phía sau”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ủng hộ cái gọi là mô hình phát triển “tuần hoàn kép”, trong đó kinh tế nội địa có vai trò là động lực tăng trưởng chính. Bộ Tài chính Mỹ lại có góc nhìn khác.

“Việc Trung Quốc tập trung vào các chính sách hỗ trợ lực cầu bên ngoài” góp phần khiến thặng dư tài khoản vãng lai gia tăng trong năm 2020, cùng với những hiệu ứng nhất thời từ Covid-19 như nhu cầu đối với sản phẩm y tế tăng mạnh.

“Lực cầu tư nhân mờ nhạt – do thị trường lao động tiếp tục suy yếu – làm dấy lên lo ngại tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể không bền vững nếu không tăng hỗ trợ cho chi tiêu hộ gia đình, theo Bộ Tài chính Mỹ.

“Trung Quốc nên có biện pháp quyết đoán, cho phép thị trường mở cửa hơn nữa bằng cách có cải cách mang tính cấu trúc nhằm giảm sự can thiệp từ chính phủ, tăng cường mạng lưới an sinh xã hội, tăng chi tiêu cho y tế và phụ cấp thất nghiệp, cho phép các lực lượng trên thị trường có nhiều vai trò hơn”.

Mỹ kêu gọi Trung Quốc dịch chuyển khỏi xuất khẩu - Ảnh 1.

Tăng trưởng thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen không coi Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ như người tiền nhiệm Steven Mnuchin từng làm. Chính quyền Tổng thống Joe Biden kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn trong điều hành nhân dân tệ bởi ngân hàng trung ương nước này không có số liệu mua ngoại hối rõ ràng.Bộ Tài chính Mỹ đánh giá động thái tài chính của Trung Quốc để phản ứng với đại dịch còn “hạn chế nếu so với nhiều nền kinh tế trong G20” – với sự tập trung ban đầu là vào chi tiêu y tế, giảm phí, tiếp đó là tăng chi hạ tầng.

Dự trữ ngoại hối chính thức của Trung Quốc năm ngoái tăng 109 tỷ USD, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 180 tỷ USD trong một thước đo mua ngoại hối.

“Chênh lệch giữa hai con số trong nửa cuối năm 2020 là lớn nhất kể từ năm 2015”, Bộ Tài chính Mỹ cho biết. Lý do có thể là vấn đề thương mại, dù cũng có thể có sự can thiệp từ ngân hàng trung ương. “Nhìn chung, diễn biến này cho thấy sự cần thiết của việc Trung Quốc cần cải thiện minh bạch liên quan hoạt động điều hành ngoại hối”.

Mỹ tiếp tục giữ Trung Quốc trong danh sách theo dõi hoạt động điều hành ngoại hối.

Theo Như Tâm

NDH

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *