Công an vào cuộc vụ ‘ma trận thực phẩm chức năng’

photo1618301871590 16183018717801122479960

Cục An toàn thực phẩm nói gì?

Trao đổi với phóng viên, bà Trần Việt Nga – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, cho biết, ngay sau khi báo Tiền Phong phản ánh, đơn vị này đã vào cuộc xác minh những nội dung báo nêu. Bước đầu, qua kiểm tra, Cục nhận thấy các công ty này quảng cáo những nội dung không đúng như Cục thẩm định, cấp phép.

Theo bà Nga, hiện tình trạng các công ty thực phẩm chức năng vi phạm các quy định quảng cáo diễn ra khá phổ biến. Trong đó, các vi phạm liên quan đến quảng cáo chiếm tới 50% (trong xử phạt hành chính của lĩnh vực).

“Cục đã thường xuyên phối hợp với các bên như Bộ Thông tin và Truyền thông và các mạng xã hội như Facebook, Google, Youtube…để có biện pháp ngăn chặn; yêu cầu dỡ bỏ ngay các thông tin chứa nội dung không đúng sự thật, không được cơ quan chức năng cấp phép”, bà Nga nói.

Công an vào cuộc vụ ma trận thực phẩm chức năng - Ảnh 1.

Một khách hàng mua sản phẩm dạ dày Yakumi sau khi uống phải nhập viện trong tình trạng nặng hơn nhưng liên hệ với công ty trả lại đều không thành (vì công ty trốn tránh)


Lừa đảo

Liên quan đến việc hàng loạt sản phẩm của nhóm Cty TNHH Thương mại quốc tế Phamaco quảng cáo sử dụng công nghệ Mỹ, Nhật và nguyên liệu nhập khẩu, thổi phồng công dụng của sản phẩm; Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, tại Việt Nam, các sản phẩm thực phẩm chức năng sử dụng công nghệ nước ngoài khá ít, thông thường chỉ có loại nào nhập khẩu. Còn phần lớn sản xuất tại các nhà máy ở trong nước.

Trong trường hợp có công nghệ thật, các đơn vị phải gửi bằng chứng tới Cục phê duyệt, cấp phép. Chẳng hạn, sản phẩm có công nghệ chuyển giao từ công ty của Nhật, đơn vị phải gửi hợp đồng chuyển giao, tên công nghệ sản xuất, đơn vị chuyển giao cụ thể… Những nội dung được cấp phép quảng cáo đều ghi trên nhãn sản phẩm.

“Qua kiểm tra hồ sơ cấp giấy công bố sản phẩm, những sản phẩm như GenX, Zawa, Yakumi, GM Diet và các dòng liên quan đến những sản phẩm này…đều không có bất cứ nguyên liệu nào nhập khẩu từ nước ngoài, cũng như không sử dụng bất cứ công nghệ Mỹ, Nhật hay của nước khác để sản xuất. Tất cả các sản phẩm đều hình thành tại các nhà máy GMP theo quy định của Việt Nam”, bà Nga khẳng định.

Công an vào cuộc vụ ma trận thực phẩm chức năng - Ảnh 2.

Dù các sản phẩm giá chỉ vài nghìn đồng, nhưng nhóm Gobig luôn thổi phồng sử dụng công nghệ Mỹ, Nhật

Theo bà Nga, hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm đã quy định rõ: “Không được phép sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh; bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm”.

“Việc nhóm Gobig sử dụng nhân viên tư vấn giả mạo là bác sĩ, chuyên gia y tế để tư vấn, sau đó thổi phồng công dụng và chức năng của sản phẩm như thuốc chữa bệnh và bán hàng không có hóa đơn chứng từ, hoạt động bí ẩn trốn tránh trách nhiệm…phải gọi là lừa đảo mới đúng. Việc này, Cục sẽ phối hợp với cơ quan công an để xử lý”, bà Nga khẳng định.

Trao đổi với phóng viên, đại diện Phòng Công an Kinh tế (Công an TP Hà Nội) cho biết, sau loạt bài phản ánh của báo, Công an TP Hà Nội cũng đang vào cuộc điều tra các dấu hiệu vi phạm trong kinh doanh thực phẩm chức năng của nhóm Cty TNHH Thương mại quốc tế Phamaco. Công an TP Hà Nội tiếp nhận thông tin từ báo Tiền Phong và đang phối hợp với các đơn vị liên quan để xác minh thêm một số nội dung.

Nghệ sĩ, ca sĩ “tiếp tay” cho TPCN “bẩn”?

Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết thêm, theo Nghị định 15, các nghệ sĩ, ca sĩ được phép làm đại diện thương hiệu, hình ảnh cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu các nghệ sĩ, ca sĩ này mà quảng cáo với tư cách như một người bệnh là vi phạm pháp luật.

“Chẳng hạn, các nghệ sĩ nói, tôi từng bị bệnh này, bệnh kia và đã dùng sản phẩm này, sau đó thấy tốt, thấy khỏe là không đúng. Thời gian qua, nhiều nghệ sĩ vi phạm quy định này, Cục đã gửi văn bản đến Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch đề nghị phổ biến cho giới nghệ sĩ không tham gia quảng cáo cho các sản phẩm thực phẩm chức năng như một người bệnh”.

Nhằm hạn chế việc người tiêu dùng mua phải các sản phẩm kém chất lượng, hiểu sai công dụng sản phẩm, bà Nga khuyến nghị (người tiêu dùng) nên tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm, yêu cầu có các hóa đơn, chứng từ trước khi mua hàng.

Theo ghi nhận của Tiền Phong, nhóm công ty của Gobig rất mạnh tay trong việc thuê các nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng quảng cáo sản phẩm của mình. Như ca sỹ T.H, diễn viên V.A, V.K.T quảng cáo các sản phẩm hỗ trợ sinh lý GenX, Zawa; hoa hậu H.G, M.P.T quảng cáo thực phẩm giảm cân GM Diet; ca sỹ Đ.V.H…quảng cáo thực phẩm hỗ trợ dạ dày Yakumi….

Những ca sỹ, nghệ sỹ này đều quảng cáo sản phẩm dưới hình thức đã sử dụng sản phẩm và thấy rất hiệu quả. Nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm phải nhập viện mà phóng viên Tiền Phong tiếp cận được cho biết, nguyên nhân họ mua sản phẩm là do tin tưởng vào những lời quảng cáo của các nghệ sỹ, ca sỹ.

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *