Không chỉ xuất hiện trong hầu hết các gia đình, mà lò vi sóng còn hiện hữu ở nhiều công ty vì tính tiện lợi và tính tiết kiệm thời gian mà nó mang lại.
Tuy nhiên, khi đun nóng bằng lò vi sóng, có một số chi tiết phải chú ý, nếu không có thể làm mất đi chất dinh dưỡng của thực phẩm, thậm chí gây ra những tai nạn không đáng có. Dưới đây là 4 loại thực phẩm nếu được cho vào lo vi sóng thì sẽ rất nguy hiểm bởi nó có nguy cơ phát nổ, hoặc nếu không phát nổ thì ăn thức ăn đó vào sẽ hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.
Mục Lục
1. Trứng có vỏ không thể cho vào lò vi sóng
Khi bạn sử dụng hộp cơm hâm nóng bằng điện để làm nóng cơm có nghĩa là nhiệt do hơi nước mang theo sẽ làm nóng thức ăn từ bên ngoài vào bên trong, nhưng nếu sử dụng lò vi sóng, điều ngược lại sẽ xảy ra.
Làm nóng bằng lò vi sóng là sự bức xạ trực tiếp của vi sóng đến mọi ngóc ngách của thực phẩm, khiến các phân tử phân cực (như nước, mỡ, đường) bên trong thực phẩm cọ xát và va chạm mạnh khiến từng bộ phận của thực phẩm ngay lập tức sinh nhiệt và nóng lên.
Việc hâm nóng thức ăn nhanh sẽ sinh ra nhiều hơi nước, nếu là sủi cảo, không có vỏ hoặc màng thì hơi nước sẽ nhanh chóng thoát ra ngoài không khí. Nhưng trứng lại được bọc trong một lớp vỏ cứng sẽ gây ra tình trạng bên trong vỏ trứng nhanh chóng tạo thành áp suất cao, khi vỏ không chịu được áp suất cao này nữa, nó sẽ vỡ ra để giải phóng áp suất, ta gọi đó là tình trạng phát nổ.
Trứng nổ và bắn tung tóe trên thành lò vi sóng thì đó là chuyện nhỏ. Nhưng trong trường hợp trứng được lấy ra khỏi lò vi sóng rồi mới phát nổ thì tình huống lại trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều, vỏ trứng sẽ trực tiếp “lao ra” và gây thương tích cho mọi người.
Vì vậy tất cả các loại trứng (trứng gà, vịt, ngan, cút…) và hạt dẻ chưa khía (bỏ) vỏ đều không nên cho vào lò vi sóng.
Nếu muốn làm nóng trứng, bạn có thể bóc vỏ trứng và khuấy đều hoặc ít nhất là ghim vài lỗ trên lòng đỏ trứng, vì trên bề mặt lòng đỏ trứng cũng có một lớp màng và nó có thể văng ra khi đun bằng lò vi sóng.
2. Hai quả nho đặt cạnh nhau không thể cho vào lò vi sóng
Điều này nguy hiểm là do khi đặt 2 quả nho đặt cạnh nhau trong lò vi sóng, điểm nối giữa 2 quả trở thành điểm siêu nóng, dê hình thành tiêu lửa hiện.
Ngoài nho, cà chua bi có cùng kích cỡ với nho, việt quất, anh đào, nhãn, trứng cút đã nấu chín khi đặt 2 quả cạnh nhau cũng xảy ra tình trạng tương tự, dễ gây cháy nổ.
3. Nước đun bằng lò vi sóng có nguy cơ phát nổ
Khi bạn đun sôi nước bằng ấm, nhiệt lượng được truyền từ thành ấm vào bên trong, trong quá trình này, nước ở các nhiệt độ khác nhau sẽ luân chuyển và nước sẽ trào lên khi đạt đến độ sôi.
Tuy nhiên, khi đun nước bằng lò vi sóng, tất cả nước được đun nóng cùng một lúc, không có sự tuần hoàn bên trong, thậm chí nếu đạt đến độ sôi, nước có thể không trào lên. Tuy nhiên, khi bạn lấy cốc ra khỏi lò vi sóng, nó sẽ làm xáo trộn sự yên tĩnh ban đầu của nước, làm cho nước bất ngờ sôi và trào ra, rất nguy hiểm khi nước nóng vô tình bắn lên da bạn.
Vì vậy, không nên làm nóng nước bằng lò vi sóng, đặc biệt là nước tinh khiết.
4. Hâm nóng thức ăn có độ ẩm thấp bằng lò vi sóng dễ cháy
Khi hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng có đủ độ ẩm sẽ sinh ra hơi nước, mùi vị không bị khô nên lò vi sóng rất thích hợp để hâm sữa, sữa đậu nành, súp, thịt rau củ… Tất nhiên là bạn phải kiểm soát thời gian một cách hợp lý.
Tuy nhiên, các loại thực phẩm có độ ẩm thấp như pho mai, lòng lợn, bánh bao, các loại hạt, trái cây sấy khô, thịt sấy khô… nếu đun bằng lò vi sóng mà không có hơi nước ẩm thì rất dễ bị cháy cạnh, sinh ra chất gây ung thư benzopyrene, acrylamide…
Do đó, bạn nên lựa chọn đúng loại thực phẩm khi sử dụng trong lò vi sóng.
Nguồn và ảnh: QQ, The Healthy