Nhồi máu não là một hội chứng lâm sàng về rối loạn tuần hoàn máu não do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ đó gây thiếu máu não cục bộ, suy nhược thần kinh. Đặc biệt, nếu không chủ động phòng tránh căn bệnh này từ sớm thì bệnh huyết khối (cục máu đông) sẽ dễ hình thành và dẫn đến những cơn đột quỵ không báo trước. Vì vậy, bạn cần chủ động bổ sung ngay những loại thực phẩm là “kẻ thù” của bệnh nhồi máu não sau đây.
1. Tảo bẹ
Tảo bẹ rất giàu canxi, ngoài ra còn chứa một lượng lớn fucoidan và laminarin có tác dụng giảm cholesterol lẫn lipoprotein trong cơ thể. Ngoài ra, nó cũng có thể ngăn ngừa hiệu quả chứng xơ vữa động mạch. Đối với những người có độ nhớt trong máu cao thì càng nên ăn nhiều tảo bẹ hàng ngày.
2. Đậu nành
Đậu nành rất giàu protein và stigmasterol, nếu ăn thường xuyên có thể duy trì mạch máu và cải thiện chứng xơ cứng động mạch. Đồng thời, đậu nành có thể ức chế hiệu quả sự hấp thụ cholesterol ở ruột già, từ đó làm giảm hàm lượng lipid trong máu, ngăn ngừa và điều trị tình trạng nhồi máu não, bệnh tim mạch vành và các bệnh khác.
3. Tỏi
Chất capsaicin dễ bay hơi chứa trong tỏi có thể phân hủy chất béo trong mạch máu và làm giảm nồng độ chất béo trong máu một cách hiệu quả. Điều này cũng có thể làm giảm sự hình thành bệnh huyết khối. Do đó, chúng ta có thể cho thêm tỏi vào khi nấu ăn hàng ngày, không chỉ để điều chỉnh khẩu vị mà còn có thêm nhiều lợi ích cho cơ thể.
4. Ngô
Dầu bắp có chứa 84% là axit béo không no, trong đó 55% là axit linoleic cần thiết cho cơ thể con người, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, điều hòa khả năng miễn dịch của con người. Thêm nữa, ăn ngô còn giảm bớt lượng lipid trong máu, đồng thời làm mềm mạch máu và bảo vệ mạch máu.
Không chỉ những loại thực phẩm trên, các loại trái cây thông thường như táo, chuối, cam cũng có tác dụng làm thông mạch máu và giảm hình thành cục máu đông. Ngoài chế độ ăn uống, vận động nhiều cũng là một cách tốt để phòng bệnh, nên tập các bài thể dục nhịp điệu và chăm chỉ đi bộ, giữ tâm trạng vui vẻ là có thể đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh.
Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline
Pháp luật và bạn đọc