Hiện nay, cùng số phận với các tuyến đường huyết mạch quan trọng khác quốc lộ 13 hiện đang quá tải, thường xảy ra ách tắc giao thông cục bộ. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động, nhu cầu đi lại người dân và doanh nghiệp trong khu vực, nhất là đoạn ngã tư Bình Phước (khu vực giao lộ TPHCM – Bình Dương) dẫn đến TP Thuận An (Bình Dương).
Nhiều năm nay, người dân, nhà đầu tư TPHCM nói riêng và nhiều tỉnh, thành khác đều kỳ vọng dự án mở rộng quốc lộ 13 sớm đi vào khởi công. Mới đây, chính quyền TPHCM và Bình Dương đã và đang thực hiện nhiều bước khởi động để tái đầu tư nâng cấp – mở rộng con đường huyết mạch này.
Trong bối cảnh đó, TPHCM đã đề xuất hàng loạt dự án đầu tư hạ tầng trong giai đoạn 2021 – 2025 với nguồn vốn đầu tư hơn 80.000 tỷ đồng. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM dự kiến sẽ triển khai trước năm 2023 với vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng dành cho việc đầu tư tuyến quốc lộ 13 này. Trong đó, bao gồm hơn 1.300 tỷ đồng dành cho chi phí xây dựng. Khoảng 8.100 tỷ dành cho chi phí giải phóng mặt bằng. Số vốn còn lại dành cho công tác xây dựng, quản lý, di dời hạ tầng kỹ thuật và dự phòng.
Theo đó, các giai đoạn đầu tư được chia ra gồm: Đoạn 1 dài 10 km bắt đầu tư cầu Bình Triệu đến ngã tư Bình Phước do Sở Giao thông Vận tải TPHCM làm chủ đầu tư; Đoạn 2 dài 68,5 km kéo dài từ ngã tư Bình Phước đến TP. Thuận An tỉnh Bình Dương; và Đoạn 3 dài 62 km qua tỉnh Bình Phước do Sở Giao thông Vận tải tỉnh này làm chủ đầu tư.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM từng cho biết, TPHCM rất muốn giải quyết các “điểm nóng”. Đơn cử, nhóm dự án giải quyết tình trạng ùn tắc tại quốc lộ 13 và cảng Cát Lái sẽ được tập trung đầu tư trước.
Cùng với TPHCM, UBND tỉnh Bình Dương cũng đã trình Thường trực HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án cải tạo, mở rộng quốc lộ 13 theo hình thức PPP.
Được biết, dự án cải tạo, mở rộng quốc lộ 13 sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ về đền bù giải phóng mặt bằng, thuộc nguồn vốn đầu tư công. Tổng vốn đầu tư cho dự án dự kiến là 1.411 tỷ đồng, không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng, trong đó gồm 20% vốn doanh nghiệp, 80% vốn vay ngân hàng. Mới đây, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định 3897/QĐ-UBND về đầu tư công năm 2021 với tổng vốn đầu tư 3.240 tỷ đồng.
Trước đó, tại Quyết định 1071/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Thuận An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bình Dương đã quyết định mở rộng quốc lộ 13 (đoạn từ trung tâm Lái Thiêu tới đường Nguyễn Văn Tiết) thành đại lộ tài chính – thương mại – dịch vụ lớn nhất tỉnh với sự phụ trợ của 5 trung tâm thương mại cấp đô thị.
Chính nguồn vốn lớn đổ vào chuẩn bị xây dựng quốc lộ 13 khiến thị trường bất động sản tại TPHCM quốc lộ này bùng nổ mạnh. Nhiều doanh nghiệp BĐS đang tập trung nguồn lực, chú trọng đầu tư các dòng căn hộ cao cấp, nhà thấp tầng sát trục đường này.
Có thể kể đến hàng loạt dự án như như Opal Skyline, Emerald Golfview, The Habitat (Giai đoạn 3), Anderson Park, Astral City do Phát Đạt và Tập đoàn Danh Khôi hợp tác đầu tư. Trong số các dự án tại Bình Dương có những dự án quy mô lớn, có thể kể đến Astral City với 8 toà tháp cao 40 tầng. Đây cũng là dự án tạo được sự quan tâm trên thị trường hiện nay với chính sách chiết khấu thanh toán 13,5%. Khách hàng chỉ cần thanh toán đợt đầu 100 triệu đồng, 1% mỗi tháng tiếp theo và tổng cộng 30% đến khi nhận nhà.
Ðánh giá về các chiến lược đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, cho rằng những năm gần đây, do gia tăng hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là sự bùng nổ dự án bất động sản, hạ tầng giao thông kết nối giữa tỉnh Bình Dương và các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đang trở nên quá tải, làm tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp.
“Do vậy, việc ba địa phương là TPHCM – Bình Dương và Bình Phước đang làm việc và hợp tác nhau để cùng thúc đẩy nhanh tiến độ đầu tư tuyến quốc lộ 13 chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho phát triển kinh tế và hình thành nên nhiều khu đô thị vệ tinh”, ông Châu cho biết.