Toàn cảnh thị trường tài chính thế giới quý I và những kịch tính ‘vô tiền khoáng hậu’

photo1617419357539 1617419357680494655732

Một năm sau khi thế giới chìm trong đại dịch Covid-19 và tập trung vào cuộc chiến cam go giữa một bên là vắc xin chống Covid-19, một bên là các biến thể không ngừng sinh sôi. Điều quan trọng nhất với thế giới lúc này là đưa nền kinh tế trở lại bình thường.

Giá dầu mỏ đã có một quý đầu năm tăng trưởng mạnh nhất kể từ 2005 với mức tăng 25%. Chứng khoán thế giới cũng có một số thành quả rất đáng nhớ, nhưng thua kém quý I năm ngoái. Chỉ số Shanghai Composite Index của thị trường chứng khoán Trung Quốc hầu như không tăng từ đầu năm đến nay, trong khi chỉ số S&P 500 của chứng khoán Mỹ đã tăng hơn 5%. Chỉ số CSI 300 của các cổ phiếu blue-chip Trung Quốc đã sụt khoảng 15% sau khi đạt đỉnh 13 năm vào tháng 2, do nỗi lo về chính sách tiền tệ thắt lại. Thị trường trái phiếu sa sút với nợ của Chính phủ tăng lên mức cao nhất kể từ 2013. Trái phiếu Mỹ và trái phiếu German Bund mất 6% -6,5%; lượng nắm giữ nợ của thị trường tiền tệ các nước mới nổi giảm 7%.

Việc đảng Dân chủ bất ngờ giành được Thượng viện Mỹ hồi tháng 1 vừa qua đã dọn đường cho kế hoạch kích thích khổng lồ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD. Điều đó đã khiến các thị trường tăng đặt cược vào triển vọng tăng trưởng và lạm phát; một số nhà đầu tư lo ngại Cục Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể sẽ bị cuốn vào các chương trình hỗ trợ.

Chiến lược gia Arthur Budaghyan của BCA cho biết chiến thắng của Đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ buộc các nhà đầu tư phải thay đổi quan điểm cũng như danh mục đầu tư bởi tác động của những chương trình kích thích của Mỹ đến thị trường giống như việc cưỡi trên lưng một con hổ.

Lợi suất trái phiếu Mỹ và dự đoán lạm phát

Toàn cảnh thị trường thế giới quý I với những kịch tính ‘vô tiền khoáng hậu’ - Ảnh 1.

“Cưỡi trên lưng hổ rất thích,” ông Budaghyan nói. Nhưng “Khó khăn duy nhất là không ai có thể xuống khỏi lưng con hổ một cách an toàn.”

Các hiệu ứng từ chương trình kích thích của Mỹ đã phổ biến khắp nơi.

Từ mức đỉnh cao hồi tháng 1, các quỹ, cổ phiếu hoặc tiền tệ liên quan đến đổi mới (nnovation) –

quỹ ARK Innovation, chứng khoán Solar Energy, cổ phiếu của BioTech, các đồng tiền kỹ thuật số như Bitcoin, và nhất là các công ty hợp nhất/mua lại với mục tiêu đổi mới – đều giảm khoảng 20 – 25%.

Chỉ số chứng khoán toàn cầu

Toàn cảnh thị trường thế giới quý I với những kịch tính ‘vô tiền khoáng hậu’ - Ảnh 2.

Đồng USD đã được đa số các ngân hàng đầu tư dự đoán là sẽ giảm thê thảm thì lại có quý I tăng mạnh hơn bất kỳ quý I nào từ 2015 và tăng mạnh nhất kể từ năm 2018.

USD so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt

Toàn cảnh thị trường thế giới quý I với những kịch tính ‘vô tiền khoáng hậu’ - Ảnh 3.

Xu hướng tăng nóng của giá dầu đã khiến các đồng đô la Canada và crown Na Uy tăng vượt trội trên thị trường tiền tệ. Bảng Anh cũng tăng nhờ chương trình triển khai vắc xin Covid-19 nhanh chóng của nước Anh, nhưng tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi hầu hết đều sụt giảm.

Real Brazil, lira Thổ Nhĩ Kỳ sau khi giảm 20% trong năm 2020 đã giảm tiếp 10% trong quý I năm nay. Đáng chú ý, đồng lira là đồng tiền có hoạt động tốt nhất thế giới trong 6 tuần đầu tiên của năm 2021. Sau đó, lợi suất trái phiếu và giá năng lượng tăng, tiếp đến là đó Tổng thống Tayyip Erdogan sa thải Thống đốc ngân hàng trung ương nước này khiến lira quay đầu lao dốc thê thảm.

Nhà kinh tế trưởng Gilles Moec của Axa cho biết: “Tất cả cho thấy sự tách biệt giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới”, nhấn mạnh rằng ở mức hơn 6%, kinh tế Mỹ năm 2021 sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1984 và nhanh hơn Trung Quốc lần đầu tiên sau ít nhất 20 năm.

Biến động tỷ giá tiền tệ quốc tế

Toàn cảnh thị trường thế giới quý I với những kịch tính ‘vô tiền khoáng hậu’ - Ảnh 4.

Đối với thị trường hàng hóa, trong khi giá dầu mỏ và một kim loại công nghiệp là đồng tăng vọt với hy vọng thế giới mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy nhu cầu tăng mạnh thì vàng – nơi trú ẩn an toàn – lại giảm 11% giá trị, đánh dấu quý khởi đầu năm tệ nhất kể từ 1982, sau khi tăng mạnh gần 25% trong năm 2020.

Vụ tắc nghẽn ở kênh Suez của Ai Cập cuối tháng 3 đã khiến chi phí vận chuyển tăng gấp đôi, và nhu cầu ô tô điện tăng giúp giá palađi và bạch kim tăng 5-10% trong năm nay, song giá lúa mì và các thực phẩm chủ chốt khác lại sụt giảm nghiêm trọng.

Ở lĩnh vực kinh doanh khác, các “cuộc chiến” nổ ra giữa các nhà đầu tư bán lẻ trực tuyến và các quỹ đầu cơ, những người đặt cược số tiền lớn gọi là cổ phiếu “meme” như GameStop.

Cổ phiếu của nhà bán lẻ trò chơi điện tử này đã tăng tới 2.700% vào tháng 1/2021 khi hàng triệu nhà đầu tư nhỏ lẻ đổ tiền vào, do các phương tiện truyền thông xã hội khuyến khích – phương pháp ép giá cổ điển của Phố Wall trên chính Phố Wall. Mặc dù sụp đổ sau đó, cổ phiếu này vẫn tăng 950%, trong khi chỉ số chứng khoán chủ chốt thế giới chỉ tăng 3%.

Một địa chỉ đầu tư “nóng bỏng” nữa là tiền kỹ thuật số. Thị trường tiền kỹ thuật số đã bị bán tháo gần 70 triệu USD trong tháng 3. Nhưng vẫn có một nhà đầu tư tiền điện tử đang ráo riết mua vào. Đó là người có bút danh “Metakovan”.

Biến động trên thị trường tài chính và hàng hóa thế giới quý I/2021

Toàn cảnh thị trường thế giới quý I với những kịch tính ‘vô tiền khoáng hậu’ - Ảnh 5.

“So với những yếu tố tác động bất thường trong quý I vừa qua – thành công nổi bật của Đảng Dân chủ vào phút cuối quý, là khoản kích thích lớn đáng kinh ngạc trị giá 1,9 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ, giao dịch cổ phiếu “meme”, sự bùng nổ của những bong bóng – thì thị trường quý II/2021 có vẻ ít kịch tính hơn”, chiến lược gia John Normand của JPMorgan dự đoán.

(Nguồn biểu đồ: Refinitif)

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *