Điều cuối cùng người lái ô tô rất cần!

photo1616945928188 161694592840518083222

6 mẹo hữu ích giúp bạn sống sót trong tình huống nguy cấp khi chỉ có một mình

1. Trường hợp bị nghẹt thở

Cuộc sống luôn tiềm ẩn bất trắc từ hỏa hoạn đến tai nạn, đây là 6 kỹ năng sinh tồn dễ nhớ có thể cứu mạng bạn khi nguy cấp: Điều cuối cùng người lái ô tô rất cần! - Ảnh 1.

Nghẹt thở xảy ra khi có một vật lạ ở cổ họng hoặc khí quản chặn luồng không khí. Ở người lớn, “thủ phạm” gây ra tình trạng nghẹt thở có thể là một miếng thức ăn. Còn đối với trẻ em thường là do nuốt phải đồ vật nhỏ. Bởi vì nghẹt thở ngăn cản oxy đến não, vì vậy điều quan trọng là phải sơ cứu càng nhanh càng tốt. Nếu bạn ở một mình, hãy sử dụng phương pháp dưới đây.

Động tác ép bụng (cơ động Heimlich):

• Nắm chặt một bàn tay và đặt nó ở vị trí dưới lồng ngực nhưng trên rốn.

• Dùng tay còn lại ôm chặt vào nắm tay đó, đồng thời gập người xuống mặt bàn hoặc ghế.

• Ấn vào bụng với một lực đẩy mạnh và nhanh theo hướng lên trên cho đến khi vật thể bị mắc kẹt được bật ra ngoài. 

Cuộc sống luôn tiềm ẩn bất trắc từ hỏa hoạn đến tai nạn, đây là 6 kỹ năng sinh tồn dễ nhớ có thể cứu mạng bạn khi nguy cấp: Điều cuối cùng người lái ô tô rất cần! - Ảnh 2.

Nếu thao tác Heimlich không hiệu quả, hãy thử tư thế cúi đầu- một phương pháp được khuyên dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi bị nghẹt thở 

Cuộc sống luôn tiềm ẩn bất trắc từ hỏa hoạn đến tai nạn, đây là 6 kỹ năng sinh tồn dễ nhớ có thể cứu mạng bạn khi nguy cấp: Điều cuối cùng người lái ô tô rất cần! - Ảnh 3.

• Gập người sao cho cơ thể vuông góc với sàn. Đặt tay xuống sàn để làm điểm tựa.

• Bạn cũng có thể sử dụng một chiếc ghế để kê chân và đầu gối của mình như trong hình.

2. Cách dập lửa do dầu mỡ

Cuộc sống luôn tiềm ẩn bất trắc từ hỏa hoạn đến tai nạn, đây là 6 kỹ năng sinh tồn dễ nhớ có thể cứu mạng bạn khi nguy cấp: Điều cuối cùng người lái ô tô rất cần! - Ảnh 4.

Cháy do dầu mỡ khác với cháy rừng, nên việc dùng nước để dập lửa là không hiệu quả. Bạn hãy thực hiện theo các cách sau:

• Tắt bếp ngay lập tức. 

• Để nguyên nồi ở vị trí cũ và đừng cố di chuyển nó. Nếu có thời gian, hãy đeo găng tay làm bếp để bảo vệ da.

• Đậy ngọn lửa bằng nắp kim loại, tránh dùng nắp bằng gốm cũng như thủy tinh.

• Dùng baking soda hoặc muối để dập các đám cháy nhỏ. Tuyệt đối không sử dụng bột nở, bột mì hoặc bất cứ thứ gì khác ngoài muối và baking soda để dập lửa.

• Không dùng khăn, tạp dề hoặc các vật liệu bằng vải khác để dập lửa. Bạn cũng không nên dùng khăn tắm ướt phủ lên ngọn lửa để triệt tiêu oxy.

• Không bao giờ được hắt nước vào đám cháy do dầu mỡ. Nước và dầu không hòa tan với nhau, do đó việc hắt nước vào đám cháy thậm chí còn có thể khiến lửa lan rộng hơn.

3. Cách xử lí khi lên cơn đau tim

Cuộc sống luôn tiềm ẩn bất trắc từ hỏa hoạn đến tai nạn, đây là 6 kỹ năng sinh tồn dễ nhớ có thể cứu mạng bạn khi nguy cấp: Điều cuối cùng người lái ô tô rất cần! - Ảnh 5.

Nếu bạn nhận ra bất kỳ triệu chứng nào của cơn đau tim hoặc chỉ nghi ngờ rằng bạn có thể đang trải qua một cơn đau tim, hãy làm như sau:

• Hãy dừng việc bạn đang làm, đặc biệt nếu bạn đang lái xe hoặc tập thể dục.

• Nhanh chóng gọi cho trung tâm chăm sóc y tế, sau đó thông báo cho bạn bè hoặc người thân.

• Hạn chế vận động. Hãy ngồi xuống, giữ cho đầu gối hơi cong lên để cải thiện lưu thông. Xương cụt của bạn nên được đặt cách tường vài inch. 

• Hít thở chậm và sâu.

4. Cách bảo vệ bản thân khi gặp hỏa hoạn

Cuộc sống luôn tiềm ẩn bất trắc từ hỏa hoạn đến tai nạn, đây là 6 kỹ năng sinh tồn dễ nhớ có thể cứu mạng bạn khi nguy cấp: Điều cuối cùng người lái ô tô rất cần! - Ảnh 6.

Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn bảo vệ mình khi gặp hỏa hoạn.

• Hãy nằm sát mặt đất và trườn ra ngoài để tránh bị ngạt khói. Càng nằm sát đất bao nhiêu, bạn càng dễ thoát khỏi đám cháy bởi khói phía trên không chỉ là khói mà còn là không khí bị hun nóng cùng nhiều khí độc khác. 

• Sử dụng áo, miếng vải, mền hoặc bất cứ thứ gì có thể làm ướt. Đặt nó lên mũi và miệng khi trườn qua đám lửa để bảo vệ đường hô hấp.

• Nếu không may bị lửa bén thì có thể tìm đến nguồn nước gần nhất hoặc ngay lập tức nằm xuống, hai tay úp vào mặt và lăn qua lăn lại cho đến khi lửa tắt.

5. Cách mở đồ hộp không cần dụng cụ khi đi dã ngoại

Cuộc sống luôn tiềm ẩn bất trắc từ hỏa hoạn đến tai nạn, đây là 6 kỹ năng sinh tồn dễ nhớ có thể cứu mạng bạn khi nguy cấp: Điều cuối cùng người lái ô tô rất cần! - Ảnh 7.

Đồ hộp có thể được mở mà không cần đến dao, hãy thực hiện theo cách dưới đây:

• Tìm hòn đá có bề mặt thật nhám, một hòn đá cuội nhẵn nhụi sẽ không đủ nhám để mài nắp của hộp đồ ăn.

• Đặt hộp đồ ăn úp lên hòn đá sẽ giúp bạn dễ dàng mài phần kim loại hàn giữa nắp hộp và thành hộp.

• Tiếp tục mài hộp đồ ăn trên hòn đá cho đến khi thấy nước chảy ra trên hòn đá hoặc nắp hộp. Thường xuyên xoay hộp đồ ăn lên để kiểm tra. Đừng mài mạnh quá nếu không muốn nắp hộp bị thủng đột ngột và thức ăn đổ ra ngoài.

6. Cách xử lí khi bị tai nạn ô tô

Cuộc sống luôn tiềm ẩn bất trắc từ hỏa hoạn đến tai nạn, đây là 6 kỹ năng sinh tồn dễ nhớ có thể cứu mạng bạn khi nguy cấp: Điều cuối cùng người lái ô tô rất cần! - Ảnh 8.

• Trong khi điều khiển ô tô, hãy đặt cả hai tay lên vô lăng ở hướng 10 giờ và 2 giờ.

• Việc ô tô của bạn va vào vật gì đó sẽ kích hoạt hệ thống túi khí, vì vậy đừng khóa bánh xe vì nó có thể gây thương tích nghiêm trọng. Một số chuyên gia khuyên bạn nên đặt tay ở vị trí “9 giờ và 3 giờ đồng hồ” trong khi va chạm như một cách mới để bảo vệ bản thân.

• Giữ người ở tư thế lái xe bình thường và tránh khom lưng hoặc cúi người vì hệ thống an toàn trên xe được thiết kế để bảo vệ bạn trong tư thế này.

Theo Brightside

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *