Mục Lục
Ngành “giữ hồn” cho thương hiệu doanh nghiệp
Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường kinh tế, một doanh nghiệp, tổ chức muốn tạo dựng cho mình phong cách, ấn tượng riêng để đi vào tâm trí của khách hàng chắc chắn phải cần đến sự hỗ trợ của PR (Quan hệ công chúng).
Đây được xem là nghề “giữ hồn” cho thương hiệu, giúp tên tuổi của thương hiệu đó được “sống”. Nói một cách đơn giản, PR chính là nhằm cải thiện cái nhìn về một cá nhân/ tổ chức bằng cách phát thông tin tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ.
Việc tạo ra hình ảnh riêng và tăng thiện cảm từ phía khách hàng, giúp thương hiệu trở nên sâu sắc, ý nghĩa, nhân văn, tràn đầy sức sống là những kết quả cuối cùng mà người làm PR muốn đạt được.
Những nhân viên làm PR luôn được ngưỡng mộ bởi họ năng động, linh hoạt; khả năng giao tiếp xã hội tốt; vừa thấu hiểu tổ chức, vừa nắm rõ những đặc điểm của đối tượng công chúng/khách hàng mà đơn vị của mình hướng tới.
PR được xem là nghề “giữ hồn” cho thương hiệu.
Không sợ thiếu việc làm
Nghề PR chuyên nghiệp dù chỉ mới được biết đến nhiều hơn ở Việt Nam gần đây nhưng luôn thuộc được liệt kê vào danh sách các ngành “hot” . Nhiều tổ chức, công ty đang tìm kiếm nhân lực chuyên nghiệp cho công việc này nhưng nhu cầu đó vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ.
Một báo cáo của Công ty tư vấn đa quốc gia Pricewaterhourse Cooper, Việt Nam là nơi có thị trường truyền thông phát triển nhanh nhất thế giới trong giai đoạn gần đây.
Theo GS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trưởng Bộ môn PR-Quảng cáo, Viện Đào tạo báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN chia sẻ trên Dân Trí: Sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ công chúng có kinh nghiệm làm việc hơn 1 năm không khó để đạt mức lương 15-20 triệu đồng/tháng và thậm chí còn cao hơn nếu làm việc ở các doanh nghiệp nước ngoài hay các công ty xuyên quốc gia.
Chưa kể các vị trí làm việc trong lĩnh vực truyền thông đang ngày càng chuyên môn hóa cao như đi sâu tư vấn quản lý khủng hoảng, truyền thông chính phủ, truyền thông liên cá nhân, truyền thông thương hiệu, truyền thông marketing, sáng tạo và quản trị nội dung số, tổ chức sự kiện… thì mức thu nhập còn cao hơn nhiều.
“Hiện nay rất nhiều nhà tuyển dụng liên tục đề nghị giới thiệu sinh viên tốt nghiệp với mức lương hấp dẫn mà chúng tôi không đáp ứng đủ bởi các em từ năm thứ ba hầu hết đã có việc làm ổn định rồi.
Khoảng một nửa số sinh viên cố gắng rút ngắn thời gian đào tạo chỉ còn 3,5 năm để nhanh chóng tốt nghiệp đi làm. Thị trường lao động của ngành PR chắc chắc sẽ ngày càng sôi động và đầy cơ hội trong tương lai” – PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền chia sẻ.
Sinh viên tốt nghiệp ngành PR có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc đa dạng
Chuyên viên PR: đảm nhận các vị trí công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ…
Phóng viên, biên tập viên làm việc tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông…
Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng
Nghiên cứu, giảng dạy môn PR trong các cơ sở giáo dục đại học, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng; trợ lý giảng dạy…
Lưu ý, không có con đường nào trải đầy “hoa hồng”. Lương cao đồng nghĩa cùng áp lực. Bạn đôi khi sẽ phải làm việc cả ngày cuối tuần, làm việc trong các ngày lễ lớn. Khi người ta nghỉ, đó là thời điểm bạn làm sự kiện, bạn tổ chức các bữa tiệc, lễ kỉ niệm cho khách hàng.
Mặc dù vậy, PR vẫn luôn là một trong những ngày có sức hút nhất với giới trẻ hiện nay. Bởi bạn luôn có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, được khám phá và sáng tạo, được kết nối với người nổi tiếng, tài năng, được xê dịch nhiều nơi trên khắp đất nước…
Học ngành Quan hệ công chúng ở trường nào?
Học viện Báo chí – Tuyên truyền
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Trường Đại học Đại Nam
Trường Đại học Văn Lang
Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP HCM
Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TP HCM
Trường Đại học Văn Hiến
Trường Đại học RMIT