Nhiều cơ hội khi dư địa tăng trưởng khá lớn
Trước đại dịch, 3 năm liên tiếp GDP của Việt Nam có mức tăng trưởng 7%, với khoảng 700.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DN NVV) trong đó 90.000 là doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, điều đó chứng tỏ dư địa tăng trưởng của thị trường xuất khẩu còn khá lớn.
Trong năn 2020, Việt Nam đã hoàn tất 3 HĐTM tự do (EVFTA, RCEP, UKVFTA), trong đó chính sách RCEP về lâu dài sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. RCEP sẽ giảm thuế đối với hàng hóa và được dự đoán sẽ thu hút nhiều DN NVV. RCEP cũng đang nhận được sự quan tâm tích cực từ báo giới quốc tế, khi khuyến khích các DN của mỗi quốc gia mở rộng xuất khẩu. Với sự trợ giúp của RCEP và các HĐTM khác, Việt Nam có thể trở thành cơ sở sản xuất và chế biến gia công phần mềm thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc. Ngân hàng châu Á đã chỉ ra RCEP sẽ tạo ra thu nhập 644 tỷ USD cho thế giới vào năm 2025, và tỷ lệ đóng góp của Việt Nam được dự đoán là 5,1% GDP, cao thứ hai trong các quốc gia thành viên (đứng đầu là Brunei).
Tuy nhiên, hiện nay tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn ra phức tạp ở nhiều quốc gia, do đó mô hình thương mại truyền thống tiếp tục bị ảnh hưởng. Từ khi dịch bệnh bùng phát, giao thông quốc tế bị ngưng trệ, mọi hoạt động kinh tế trên toàn cầu đang phải chịu những tác động nghiêm trọng. Các mô hình xuất khẩu truyền thống thông qua hội chợ triển lãm cũng bị đình trệ, thì việc các DN tham gia các hội chợ số để tiếp cận các cơ hội kinh doanh mới đang là xu hướng tất yếu.
Kinh doanh số ngày nay không chỉ đơn giản là một lựa chọn chuyển đổi trong thời kỳ dịch bệnh, mà sẽ là một kỹ năng quan trọng đối với DN trong thời điểm hiện tại và cả trong tương lai. Thêm nữa, các DN cần đặt ra bài toán cho mô hình kinh doanh khi phương thức thương mại toàn cầu đã thay đổi hoàn toàn, và vẫn phải đảm bảo tồn tại được trong bối cảnh mới.
Số hóa các phương thức kinh doanh thông qua nền tảng TMĐT
Để không bị chậm trễ, các DN hãy tham gia vào các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có lưu lượng truy cập và chương trình đào tạo khách hàng hiệu quả. Đây là cách nhanh chóng để số hóa các phương thức kinh doanh. Thay vì nhận được báo cáo đơn hàng theo cách truyền thống thì thông qua số hóa, DN có thể biết được các thông tin như sản phẩm nào đang được ưa chuộng, từ khóa nào được người mua tiềm năng tìm kiếm nhiều hơn, v.v.
Khi có cơ sở dữ liệu sẽ giúp các DN chuẩn bị được chiến lược tiếp theo dễ dàng và chính xác hơn trong việc giới thiệu sản phẩm phù hợp tới người mua tiềm năng. Một ví dụ từ công ty Green Diamond của Việt Nam, đã chia sẻ lộ trình tham gia xuất khẩu trên nền tảng TMĐT B2B Alibaba.com như sau:
Tháng đầu tiên: tạo trang mini-site, chuẩn bị giấy chứng nhận chất lượng (nếu có), mô tả sản phẩm, thiết kế banner, logo, chọn thị trường mục tiêu, tải ảnh sản phẩm lên web (ít nhất 20 cái);
Tháng thứ hai: công khai ảnh sản phẩm, chọn từ khóa, trả lời thư hỏi hàng, cài đặt Ali- supplier;
Các tháng tiếp theo: tiếp tục tải ảnh và công khai sản phẩm, chăm sóc khách hàng, quản lý và đo lường dữ liệu.
Trang bị tốt kỹ năng và kiến thức TMĐT
Khi thương mại toàn cầu đang tăng tốc chuyển dịch sang trực tuyến, thì sự tương tác giữa người bán và người mua cũng chuyển từ “giao tiếp trực tiếp” sang “giao tiếp bằng màn hình”. Sự đổi mới nội dung các phương thức hoạt động trên nền tảng TMĐT Alibaba.com như tạo ra công cụ livestream (phát hình trực tiếp) cho các DN; hay giới thiệu các tính năng mới như cho phép các DN đăng video ngắn giới thiệu sản phẩm đã mang lại trải nghiệm mới chưa từng thấy cho người mua hàng.
Ngoài ra, Alibaba.com còn cung cấp các công cụ bao gồm Quảng cáo từ khóa, Dịch tự động, Hệ thống CRM, Trình quản lý dữ liệu, v.v…, để hỗ trợ các DN nâng cao khả năng trưng bày sản phẩm và tiếp thị số.
Việc cung cấp nhiều khóa đào tạo cho các DNNVV thông qua “Chương trình Alicare”, bao gồm Phân tích kinh doanh, Kỹ năng vận hành nền tảng, Phân tích dữ liệu, Kỹ năng đàm phán thông qua web air và bài giảng, Hội trại “Dream Maker” và nhiều hội thảo, cũng nhằm hỗ trợ các DNNVV xây dựng “cộng đồng” để tạo ra một môi trường thảo luận số.