Có thể bị xử lý hình sự nếu là giả

photo1616381545166 16163815455981412066235

Có thể lai tạo lan đột biến với giá chỉ… vài chục nghìn đồng

Sau khi thông tin về thương vụ mua bán lan đột biến (lan var) hàng trăm tỷ đồng ở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh “gây bão” dư luận, UBND thị xã Đông Triều đã có văn bản đề nghị Công an thị xã, chi cục Thuế Đông Triều vào cuộc.

Cụ thể, UBND thị xã chỉ đạo Công an thị xã chủ trì, phối hợp với chi cục Thuế Đông Triều, UBND địa phương có liên quan kiểm tra, xác minh thông tin về giao dịch mua bán lan var (lan đột biến) với giá trị lớn, có loại lên tới 250 tỷ đồng, và báo cáo Thường trực UBND thị xã trước ngày 23/3.

Trước đó vào ngày 15/3, cộng đồng mạng xôn xao về một thương vụ mua bán lan var Ngọc Sơn Cước trị giá 250 tỷ đồng diễn ra tại Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh.

Theo thông tin trên facebook của anh Nguyễn Văn Minh, người được cho là mua cây lan trị giá 250 tỷ đồng, đã đăng tải thông tin về việc nhận chuyển giao 3 cuộc giao dịch lớn với vườn lan Var Đất Mỏ có tổng giao dịch là 288.500.000.000 đồng. Trong đó có 1 cây Ngọc Sơn Cước có giá 250 tỷ đồng, 1 lá non Pleiku giá 20,5 tỷ đồng và 2 lá non Cờ đỏ giá 18 tỷ đồng.

Ông Hoàng Văn Mạnh, Trưởng phòng Tuyên truyền hỗ trợ, cục Thuế Quảng Ninh cho biết: Ngay sau khi báo chí đăng tải thông tin về thương vụ mua bán lan var Ngọc Sơn Cước trị giá 250 tỷ đồng tại Quảng Ninh, cơ quan này bước đầu đã xác minh được bên chuyển nhượng là nhà vườn lan var đất Mỏ tại thị xã Đông Triều.

Ông Mạnh cho biết nhà vườn này đang nuôi trồng 12ha lan các loại. Còn thông tin về thương vụ mua bán lan var Ngọc Sơn Cước trị giá 250 tỷ đồng thì “cơ quan không nắm rõ”.

Mua bán lan var gần 290 tỷ đồng: Có thể bị xử lý hình sự nếu là giả - Ảnh 1.

Vụ mua bán lan var tổng trị giá gần 290 tỷ đồng được phát tán rầm rộ trên mạng xã hội

Phía nhà vườn cho biết toàn bộ số lan trong vườn hiện mới chỉ trong giai đoạn ươm cấy, nuôi trồng, không xác nhận việc mua bán. Cũng theo ông Mạnh, đối tượng là hộ gia đình phát triển nông nghiệp không thuộc đối tượng quản lý của cơ quan thuế. Thuế chỉ quản lý doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

“Kể cả họ giao dịch bao nhiêu tiền đi chăng nữa nhưng không phải là hộ doanh nghiệp thì ngành thuế cũng không theo dõi quản lý. Muốn làm rõ, cơ quan bảo vệ pháp luật , chính quyền địa phương phải vào cuộc chứng minh việc giao dịch đó là thực hay chỉ là lừa đảo”, ông Mạnh nói.

PGS.TS Đặng Văn Đông, Phó viện trưởng viện Nghiên cứu Rau quả (FAVRI), bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, cây hoa lan là một loại thực vật, mà đặc tính của thực vật có thể xảy ra quá trình biến dị sinh học. Biến dị sinh học chính là những biến đổi mới, mà cơ thể thực vật thu được do tác động của các yếu tố môi trường và do quá trình tái tổ hợp di truyền.

Biến dị sinh học bao gồm hai loại: Biến dị không di truyền và Biến dị di truyền. Trong biến dị di truyền lại bao gồm hai dạng là biến dị tái tổ hợp và biến dị đột biến.

Mua bán lan var gần 290 tỷ đồng: Có thể bị xử lý hình sự nếu là giả - Ảnh 2.

Dư luận choáng váng trước số tiền giao dịch 250 tỷ đồng cho 1 chậu lan var Ngọc Sơn Cước

“Những cây lan đột biến mà chúng ta thấy chưa chắc đã phải là lan đột biến từ sự “biến dị đột biến” mà còn có thể là do “biến dị tái tổ hợp”, tức là do quá trình thụ phấn (do con người hoặc do côn trùng, gió…) đã tạo ra những cây lan mới, khác với đặc tính của cây bố mẹ, khác màu hoa của cây bố, mẹ.

Các trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ nông nghiệp cho biết họ hoàn toàn có thể tạo ra những loại lan đột biến giống như những loại bán trên thị trường với giá chỉ vài chục ngàn đồng và loại hoa lan này cũng không có gì thần kỳ so với hoa lan thông thường và các loại hoa khác.

Có thể bị xử lý hình sự nếu thực hiện mua bán giả nhằm thổi giá lan var

Trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp luật về vụ mua bán này, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật Chính Pháp (đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, những người hiểu biết pháp luật, hiểu biết về thị trường và người tỉnh táo sẽ không bao giờ tin rằng ngọn lan đột biến này có giá 250 tỷ đồng. Giá thực tế mầm lan đột biến ở các vườn ươm loại tốt nhất cũng chỉ vài chục ngàn đồng, chưa đến một trăm đồng. Mỗi chậu hoa lan chỉ đáng vài triệu, thậm chí vài chục triệu là cao bất thường rồi. Bởi vậy, đây rõ ràng là chiêu trò thổi giá để trục lợi của một số đối tượng, hành vi có thể xử lý hình sự.

Hoa lan đột biến trong tự nhiên sẽ không nhiều và không thể có nguồn để mua bán rầm rộ đến vậy. Các đối tượng tự đặt tên cho các cây hoa lan để tăng phần kích thích, tạo ra sự độc lạ, thu hút sự hiếu kỳ và tò mò của người mua và người dân nhẹ dạ. Nếu lan đột biến nhiều đến mức vậy thì cũng chẳng khác gì hoa lan thường. Mà dù là hoa gì chăng nữa thì cũng chỉ “sớm nở tối tàn”, trồng một cây lan để ra hoa mất một khoảng thời gian rất dài và nhiều người đã bị lừa khi trồng mãi không thấy ra hoa và hoa thì cũng chẳng khác gì cây lan thường. Giá trị vật chất và tinh thần của loài hoa này mang lại không làm cho người ta trẻ ra, sống lâu hơn hoặc mang lại những điều thần kỳ gì so với những loài hoa đẹp khác. Bởi vậy nếu mua với giá vài chục triệu đồng thì đã là không đúng với giá thực tế rồi chứ chưa nói gì là tiền tỉ.

Mua bán lan var gần 290 tỷ đồng: Có thể bị xử lý hình sự nếu là giả - Ảnh 3.

Luật sư Đặng Văn Cường: Các đối tượng thực hiện vụ mua bán lan var tổng trị giá gần 290 tỷ đồng

Theo Luật sư Cường, qua sự việc này, trách nhiệm trước tiên là trách nhiệm của cơ quan thuế phối hợp với cảnh sát kinh tế sẽ xác minh các giao dịch này và yêu cầu nộp thuế thu nhập cá nhân đối với giao dịch này theo quy định của pháp luật. Bắt buộc các đối tượng công khai về việc đã mua bán loại lan này phải nộp thuế theo quy định. Với tất cả các giao dịch mua bán lan đột biến với giá bất thường thì cơ quan thuế và cảnh sát kinh tế phải có trách nhiệm làm rõ để truy thu thuế cho nhà nước. Trường hợp có hành vi trốn thuế thì có thể xử lý hình sự về tội trốn thuế theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015.

Trường hợp các đối tượng thừa nhận giao dịch là giả mạo, không phải giao dịch thật thì sẽ xem xét xử lý về hành vi đưa tin trái phép trên mạng internet, (hành vi này là vi phạm điều cấm theo điều 8, điều 16, điều 17, điều 18 của Luật An ninh mạng và tùy vào tính chất mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự).

Trong trường hợp hành vi đưa thông tin giả mạo, sai trái lên mạng xã hội làm ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội thì hành vi này có thể xử lý hình sự theo Điều 288 Bộ luật hình sự năm 2015. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng sẽ xem xét hành vi này có phải là thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác hay không làm căn cứ xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trường hợp các đối tượng khẳng định không phải mua bán thật thì cơ quan chức năng sẽ làm rõ động cơ mục đích ở đây là gì đã chiếm đoạt tài sản của người khác hay chưa. Trong trường hợp có căn cứ cho thấy đây là giao dịch giả mạo khiến người khác tin tưởng đã giao tiền cho các đối tượng này với số tiền từ 2.000.000 đồng trở lên thì sẽ xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 174 bộ Luật Hình sự năm 2015, nếu số tiền chiếm đoạt từ 500.000.000 đồng trở lên thì các đối tượng có hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ phải chịu mức chế tài là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Thời điểm này có thể là loạn giá lan đột biến và các giao dịch giả mạo gian dối trên mạng xã hội rất nhiều, nhiều người dân đã bỏ làm, bỏ ăn để tham gia mua bán, nuôi trồng hoa lan làm ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bởi vậy đã đến lúc cơ quan chức năng cần phải vào cuộc xử lý nghiêm minh các đối tượng đưa tin giả mạo lên mạng xã hội, những đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đồng thời tích cực tuyên truyền để người dân tránh được những chiêu trò lừa đảo của những đối tượng này. Đảm bảo an toàn an ninh mạng, dẹp bỏ những thông tin rác trên mạng xã hội.

Source link

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *