Tỏi là một loại gia vị phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng giúp món ăn có mùi thơm và bổ sung dinh dưỡng. Ít ai biết, từ thời cổ đại tỏi đã được sử dụng để làm thuốc, các thợ xây Kim tự tháp Ai Cập thời xưa đã không ngừng ăn tỏi để tăng sức dẻo dai và phòng tránh bệnh tật. Trong chiến tranh thế giới thứ I, người Nga đã sử dụng tỏi như một loại “thuốc kháng sinh tự nhiên”, giúp phòng tránh nhiễm trùng.
Y học ngày nay chứng minh rằng, trong 100g tỏi có 67,7% nước, 6,0% đạm, 23,5% chất bột (ở khoai tây là 21,4), 1,5% celulo, 181mg phosphor và các vitamin B1, B2, PP…
Tỏi vừa là thực phẩm lại vừa là dược phẩm.
Trong Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế. Tỏi vừa là thực phẩm lại vừa là dược phẩm, chúng rất tốt nhưng đồng thời cũng là “khắc tinh” của khá nhiều món ăn.
Những thực phẩm không nên kết hợp cùng tỏi
1. Thịt gà
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, nhiều vùng miền có thói quen chấm thịt gà cùng chút muối, giã thêm chút hành củ khô hoặc tỏi nhưng đây là sự kết hợp sai lầm. Trong Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn (ấm), hơi độc. Thịt gà cũng tính ôn. Sự kết hợp này sẽ gây đại nhiệt, khiến cơ thể khó tiêu và dễ sinh ra táo bón , kiết lị.
2. Hành lá
Theo tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc), tỏi không được ăn sống cùng với hành lá. Ăn hai thứ này với nhau sẽ không tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa, sẽ gây tiêu chảy và đau bụng.
Tuy nhiên, nếu cả hai đều được đun nóng và nấu chín thì không cần phải lo lắng.
3. Thịt cừu
Tỏi và thịt cừu là những nguyên liệu có tính ấm, khi ăn chung có thể làm cơ thể khô nóng, đặc biệt nếu ăn vào mùa hè sẽ gây bức bối cho cơ thể.
4. Cá trắm
Cá trắm dù là thực phẩm bổ dưỡng, thơm ngon nhưng cần lưu ý không nên ướp cá với tỏi mà chỉ nên dùng gừng, thì là. Lý do bởi, cá trắm có tính bình, vị ngọt không phù hợp với tỏi, nếu cho tỏi vào dễ dẫn đến thức ăn gây chướng bụng và dễ sinh ra giun sán…
5. Rượu
Tỏi và rượu đều là những thực phẩm có tính nóng, dùng chung một lúc có thể khiến cơ thể mệt mỏi, nóng bức.
6. Thịt chó
Thịt chó là thực phẩm giàu đạm nhiều đạm vì thế nếu kết hợp với tỏi tính cay, nóng có thể sinh ra trứng trướng bụng, tả lỵ. Thay vào đó, thịt chó rất phù hợp để kết hợp với riềng, sả, gừng.
Vậy ăn tỏi như thế nào mới đúng cách?
Theo GS.TS Lê Danh Tuyên (Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia): Các loại thực phẩm làm gia vị như tỏi, gừng, nghệ, hành, tía tô, thì là, diếp cá… có tác dụng trong bài thuốc cổ truyền. Chúng rất tốt cho sức khỏe do có chứa chất chống oxy hóa, các kháng sinh tự nhiên…
Tuy nhiên, bất cứ loại thực phẩm nào cũng cần sử dụng khoa học, hợp lý thì mới giúp tăng cường sức khỏe. Các chuyên gia cho rằng, khi sử dụng tỏi cần lưu ý một số điều sau:
– Tỏi rất tốt nhưng không nên ăn quá nhiều. Mỗi ngày chúng ta chỉ nên dùng 1-2 tép tỏi. Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em chỉ sử dụng số lượng ít.
– Người bị bệnh gan , người mắc bệnh về mắt, bệnh nhân tiêu chảy, người đang đói bụng… thì nên tránh ăn tỏi vì sẽ khiến tình trạng thêm nguy hiểm.
– Cách dùng tỏi phổ biến và tốt nhất là dùng tỏi tươi, ăn sống hoặc dùng để chế biến thực phẩm. Tránh nấu hoặc đặt tỏi trong lò vi sóng sẽ giảm hoặc mất hoạt chất allicin.